Đại Kỷ Nguyên

6 phương pháp chữa bệnh tự nhiên cổ xưa đã được khoa học công nhận

Y học hiện đại rất phát triển nhưng vẫn bất lực đối với nhiều căn bệnh hiện đại, bệnh nan y. Điều đó làm các nhà khoa học hướng sự chú ý đến các phương pháp chữa bệnh tự nhiên vốn đã xuất hiện từ xa xưa bởi chúng thực sự có công hiệu và không gây nhiều tác dụng phụ.

Từ ngàn xưa, cha ông ta đã lưu truyền nhiều biện pháp chăm sóc sức khoẻ tự nhiên dựa vào lý giải rất sâu sắc về thân thể người mà khoa học ngày nay chưa thể khám phá ra nhưng cũng đang dần dần tiến hành nghiên cứu và ứng dụng nó.

1. Châm cứu

Châm cứu (Ảnh: Bigstockphoto.com)

Châm cứu là một thủ thuật trong y học cổ truyền Trung Quốc có từ hàng ngàn năm. Theo ghi nhận phương pháp này có vào khoảng 100 năm trước Công nguyên. Thời nguyên sơ con người dùng đá mài nhọn làm kim châm.

Sau đó cùng với sự phát triển của kinh tế và kỹ thuật, vật liệu làm kim không ngừng thay đổi từ kim bằng đá mài đến kim đồng, kim sắt, kim bạc, kim vàng.

Hệ thống kinh lạc

Cơ sở của châm cứu dựa theo học thuyết về kinh lạc, là các đường dẫn khí huyết khắp cơ thể nhưng không thể thấy qua giải phẫu, trái ngược với Tây y là các mạch máu có thể nhìn thấy cả bằng mắt thường. Hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc để điều trị tận gốc các bệnh.

Tuy nhiên, châm cứu đang nhanh chóng được thừa nhận ở phương Tây và còn phát triển thêm kỹ thuật điện châm. Các nghiên cứu cho thấy châm cứu khuyến khích cơ thể sản sinh endorphin giảm đau (morphin nội sinh). Đã có hơn 3000 thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu các lợi ích của châm cứu trong điều trị bệnh. Kết quả cho thấy châm cứu giúp giảm đau đáng kể…

2. Thiền

Ngồi thiền (Ảnh: Life.pravda.com)

Mặc dù thiền định đã được lưu hành trong nhiều thế kỷ đặc biệt ở các quốc gia phương Đông, nhưng gần đây do hiệu quả cao mà thiền định mang lại đã khiến các nhà khoa học phương Tây quan tâm, nghiên cứu. Cụ thể trong lĩnh vực thần kinh học, nhiều nghiên cứu cho thấy thiền định mang lại những lợi ích tích cực như kiên nhẫn, tự tin, bình tĩnh, giải phóng lo lắng và trầm cảm.

Nghiên cứu đo nồng độ cortisol trong huyết tương (chỉ số về mức độ căng thẳng) trước và sau 21 ngày ngồi thiền. Kết quả cho thấy cortisol giảm đáng kể vào ngày cuối thử nghiệm. Do đó nhóm nghiên cứu kết luận rằng thiền thực sự tạo ra hiệu quả chống stress, giải phóng cảm xúc hay những ức chế tâm lý.

3. Trị liệu bằng âm nhạc

Cho bệnh nhân Parkinson nghe nhạc (Ảnh minh hoạ: Newsforbreakfast.ru)

Từ xa xưa, các nền văn hóa trên thế giới đã sử dụng âm nhạc để chữa bệnh. Dùng âm nhạc để chữa bệnh lần đầu tiên được đưa vào chương trình đào tạo vào năm 1944 tại Đại học bang Michigan.

Những liệu pháp âm nhạc có hiệu quả trong mọi mặt từ giảm cân đến rối loạn tâm lý, ung thư. Theo Hiệp hội trị liệu âm nhạc Mỹ, tổ chức đại diện cho hơn 5.000 nhà trị liệu âm nhạc thì liệu pháp âm nhạc cũng giúp trẻ em tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp, giúp bệnh nhân Parkinson cải thiện chức năng vận động và thậm chí có thể dùng như một liều thuốc giảm đau tự nhiên.

Nó cũng giúp trẻ em cải thiện giấc ngủ và tăng cân. Jayne Standley, một giáo sư âm nhạc cho biết nếu những trẻ sinh non được nghe hát ru khi đang bú, chúng sẽ rời thiết bị Hồi sức cấp cứu (ICU) sớm hơn trung bình 11 ngày so với những đứa trẻ sinh non không được tiếp xúc với âm nhạc.

4. Khí công

Khí công gắn liền với văn minh cổ xưa của nhân loại. Khí công có nhiều môn phái khác nhau chủ yếu chia thành 2 trường phái chính là khí công Phật gia và khí công Đạo gia. Vào những năm của thập niên 70, 80 của thế kỷ trước tại Trung Quốc hầu như ai cũng biết về khí công và gia đình nào cũng có người tập.

Cho đến nay, khí công đã được các nhà khoa học công nhận về hiệu quả đối với thể chất, tâm lý đặc biệt ở người lớn tuổi.

Theo thống kê về các báo cáo sức khỏe của học viên Pháp Luân Công (môn khí công thịnh hành nhất) tại Bắc Kinh năm 1998: Sau khi tập luyện Pháp Luân Công rất nhiều bệnh nghiêm trọng như ung thư, tim mạch đã giảm nhẹ triệu chứng thậm chí chữa khỏi. Nghiên cứu công bố năm 2016 trên tạp chí của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng xác nhận điều này.

Pháp Luân Công là môn khí công đã được nhiều nước phương Tây như Mỹ, Canada, Úc… đón nhận và công nhận 13-5 là ngày Pháp Luân Công thế giới. Tin vui cho các bệnh nhân là bất kỳ ai cũng có thể học Pháp Luân Công với các tài liệu miễn phí tìm thấy trên trang www.phapluan.org. Các bài tập động tác của Pháp Luân Công rất nhẹ nhàng, đơn giản, dễ nhớ dễ học.

5Thôi miên

Thuật thôi miên (Ảnh: Shutterstock.com)

Thôi miên được cho là phương pháp giúp điều trị hiệu quả các chứng: Nghiện thuốc lá, tăng cân, thoát khỏi ám ảnh hay stress.

Năm 2007, nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Y Mount Sinai đã công bố kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng thôi miên trước khi phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư vú không chỉ giúp làm giảm liều lượng thuốc gây tê mà còn giảm cảm giác đau đớn, buồn nôn, khó chịu.

6. Trị liệu bằng hương thơm

Hương liệu là một phương pháp trị bệnh từ thời cổ xưa, khá phổ biến ở Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ nhằm làm tăng cường sức khỏe, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn.

Các mùi hương khác nhau có tác dụng khác nhau: Hương hoa oải hương giúp giảm căng thẳng, hương xả giúp chống lại côn trùng, giảm đau nhức cơ thể…

Trị liệu bằng hương thơm thu hút rất nhiều sự chú ý trong thế kỷ 20, 21. Nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học tại Đại học Calabria, Italia công bố bằng chứng lâm sàng cho thấy những người mắc bệnh Alzheimer giảm đáng kể các triệu chứng sau khi sử dụng hương liệu.

Theo các nhà nghiên cứu: Khi ngửi mùi hương, tín hiệu này sẽ được truyền lên vùng dưới đồi não, khiến não giải phóng các chất như serotonin, endorphin liên quan đến cảm giác thư giãn, bình tĩnh, giảm căng thẳng.

Theo SK&ĐS

Hoàng Kỳ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version