Đại Kỷ Nguyên

7 bước nhanh gọn giúp bạn khám sức khoẻ tổng quát miễn phí ngay tại nhà

Các bác sĩ luôn khuyên bạn hãy là bác sĩ của chính mình, vì chỉ có bản thân mới có thể lắng nghe và hiểu trạng thái cơ thể mình chuẩn xác nhất. Bởi vậy, nếu chưa có điều kiện đến phòng khám thì bạn có thể áp dụng các bài kiểm tra sức khoẻ dưới đây.

Khám tổng quát sức khoẻ tổng quát định kỳ sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh tật tốt nhất. Vì một khi bệnh đã tiến triển thì việc chữa trị sẽ phức tạp hơn nhiều. 7 mẹo sau đây sẽ giúp bạn đánh giá sơ bộ sức khoẻ của mình:

1. Nhãn khoa: khám mắt

Nhắm một mắt lại và lùi về phía sau 3-5 bước, sau đó bạn hãy nhìn vào màn hình đang mở hình vẽ này. Nếu bạn nhìn thấy một số đường tối hơn những đường nét khác thì nên đi khám bác sĩ nhãn khoa vì có khả năng mắc chứng loạn thị.

2. Khoa nội thần kinh: Khả năng linh hoạt

Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn ngồi trên sàn nhà, kéo chân ra trước mặt mình và cố dùng các đầu ngón tay chạm vào bàn chân. Nếu có thể làm điều này một cách dễ dàng thì bạn đang sở hữu một cơ thể tuyệt vời. Còn ngược lại, khi gặp khó khăn, bạn nên tập yoga, pilates hoặc bơi lội để cải thiện tính linh hoạt của cơ thể và tránh làm suy yếu các khớp.

3. Khoa tim mạch

 

Để có kết quả chính xác thì ngay trước đó bạn không được vận động quá sức như leo cầu thang hay mang vật nặng. Ngồi yên tĩnh trong 5 phút, sau đó bạn đặt 4 ngón tay vào mặt trong của cổ tay, tìm vị trí có mạch đập. Việc cần làm là đếm số nhịp đập trong một phút. Đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, 60-100 nhịp đập mỗi phút được coi là bình thường.

Nếu số nhịp đập ít hơn hoặc nhiều hơn thì có thể bạn đang gặp vấn đề về huyết áp (cao hoặc thấp). Khi thấy điều bất thường này, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

4. Da liễu

Đổ một ít nước lạnh vào ly, nhúng ngón tay trong 30 giây. Nếu các đầu ngón tay của bạn chuyển sang màu trắng hoặc xanh lam, bạn có vấn đề về lưu thông máu. Sự giảm nhiệt độ đáng kể có thể gây ra sự co thắt của các mạch máu cung cấp cho ngón tay, ngón chân, mũi và tai. Do đó, những bộ phận này không có đủ lượng máu và bị tê liệt. Bạn nên tránh thay đổi nhiệt độ.

5. Khoa hô hấp

Bật một que diêm và đưa nó ra xa trước mặt bạn. Sau đó, bạn hít thở sâu qua mũi rồi tới miệng, cố gắng như thổi ngọn lửa. Bạn nỗ lực bao nhiêu để thổi tắt ngọn lửa? Nếu cần nhiều sức thì có thể bạn bị suy yếu hệ thống hô hấp, nguyên nhân do hút thuốc, không tập thể dục hoặc bệnh mãn tính đường hô hấp.

6. Khoa tiết niệu: Trữ nước

Nhấn bàn chân xuống sàn hoặc dùng ngón tay cái ấn xuống chân, nếu thấy vết lõm trên bàn chân không đàn hồi về như lúc đầu thì có khả năng bạn đang bị trữ nước. Bạn nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống và tránh các sản phẩm chế biến sẵn.

7. Khoa nội tiết: Bệnh tuyến giáp

Hãy nhắm mắt lại, đưa hai ngón tay ra hai bên và yêu cầu người nào đó đặt một tờ giấy mỏng vào tay bạn. Nếu mảnh giấy bắt đầu rung lên cùng với ngón tay, đã đến lúc bạn nên đi gặp một chuyên gia nội tiết.

Những cách kiểm tra này không phải là cơ sở cho việc chẩn đoán và chúng có thể liên quan đến nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng trên, đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang “trục trặc”, bạn không nên chủ quan với sức khỏe của mình. Bạn nên đi khám bác sĩ trong thời gian nhanh nhất có thể.

Theo Bright Side
Hoàng Kỳ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version