Đại Kỷ Nguyên

7 công dụng tự nhiên từ hạt vừng nhỏ bé giúp tóc đen, da đẹp, mắt khỏe

 Hạt vừng, dầu vừng hay dầu mè vừa đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng vừa được xem như một vị thuốc bổ, chữa được nhiều thứ bệnh.

Với hàm lượng lớn các lại chất béo không bão hòa đơn, không bão hòa đa và các chất chống oxy hóa, đồng thời cũng giàu chất khoáng đủ loại như: Canxi, đồng, mangan, magie, photpho, sắt, kẽm, vitamin và cả chất xơ, hạt vừng được các nhà nghiên cứu đánh giá là có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh.

Theo Đông y, vừng có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 4 kinh phế, tỳ, can và thận, có tác dụng ích gan, bổ thận, nuôi huyết, nhuận táo, là thuốc tư dưỡng cường tráng, bổ ngũ tạng, ích khí lực, đầy tủy não, sáng tai mắt, quên đói sống lâu.

Ngoài ra, vừng đen còn có tác dụng làm đen râu tóc, chữa các chứng suy nhược, tóc bạc sớm, hoa mắt, chóng mặt, lưng đau gối mỏi…

1. Bảo vệ tim mạch, giảm huyết áp

Ảnh: wordpress.com

Ngoài ưu điểm vượt trội về hàm lượng các loại dầu tự nhiên giúp làm giảm bệnh cao huyết áp, hạt vừng còn có chứa 2 loại chất xơ đặc biệt là sesamin và sesamolin thuộc nhóm lignan. Các chất xơ này giúp làm giảm cholesterol, ngăn ngừa huyết áp cao và kích thích giảm cân.

Hơn nữa, hạt vừng rất giàu magiê, Magie có tác dụng giãn cơ, vì vậy ăn vừng giúp ngăn ngừa sự co thắt đường hô hấp trong bệnh hen suyễn, ngăn ngừa những cơn đau nửa đầu, làm giảm và ngăn ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt.

2. Ngăn ngừa ung thư

Với nhiều loại vitamin thiết yếu và khoáng chất trong hạt vừng, không có gì ngạc nhiên khi nó có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư. Hạt vừng cũng chứa phytate, một hợp chất ngăn ngừa ung thư có chức năng như một chất chống oxy hoá và làm giảm tác dụng của các gốc tự do.

3. Cải thiện sức khỏe răng miệng

Với công dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, dầu hạt vừng có ảnh hưởng rất tốt đến sức khỏe răng miệng. Thường xuyên sử dụng hạt vừng sẽ giúp làm giảm sự xuất hiện của vi khuẩn gây hôi miệng và sâu răng.

4. Chăm sóc da và tóc

Hạt vừng có hàm lượng kẽm cao, một thành phần quan trọng trong sự hình thành collagen, giúp tăng cường mô cơ, tóc và da. Ngoài ra, dầu vừng đã được chứng minh là làm giảm sự xuất hiện của vết bỏng và dấu vết trên da cũng như các dấu hiệu lão hóa sớm.

5. Giúp xương chắc khỏe

Ảnh: ykhoanet.tv

Hàm lượng canxi và kẽm có trong hạt vừng giúp tạo xương, tăng cường độ bền chắc cho xương. Với chế độ ăn ít kẽm sẽ khiến nồng độ chất khoáng trong máu thấp dẫn đến hiện tượng loãng xương hông và xương cột sống ở đàn ông lớn tuổi.

Vì vậy, ăn vừng giúp giảm hiện tượng loãng xương do mất xương ở phụ nữ tiền mãn kinh và cả đàn ông lớn tuổi.

6. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Các thành phần của hạt vừng được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và quản lý các triệu chứng ở bệnh nhân khi mắc bệnh này.

Hơn nữa, dầu vừng có thể tác động tích cực đến tác động của các loại thuốc khác nhau như glibenclamide ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nó cải thiện chức năng của thuốc này và tiếp tục điều chỉnh lượng insulin và glucose trong cơ thể, qua đó giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

7. Phòng ngừa ung thư

Hạt vừng có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp nâng cao sức đề kháng, sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể và phòng chống ung thư. Ngoài ra hạt vừng còn chứa phytosterol, một chất có cấu trúc hóa học tương tự cholesterol, nên có khả năng làm giảm cholesterol trong máu. Hợp chất này còn giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Với người ăn chay, không thích ăn thịt, vừng giúp bổ sung thêm sắt, bù đắp chất dinh dưỡng do không ăn thịt. Người đường tiêu hóa lâu ngày bị tắc táo, có thể kết hợp ăn vừng để giúp cơ thể thải độc, bài táo.

Cách ăn vừng tốt nhất

Có nhiều hình thức chế biến khác nhau: vừng rang chín giã với muối và lạc rang ăn kèm với cơm, cơm nắm hoặc hạt vừng được bổ sung vào các món bánh nướng, rắc trên bánh mì, bánh rán, chè kho, các món tráng miệng khác làm tăng hương vị của món ăn đồng thời rất tốt cho sức khỏe.

Ăn cơm muối vừng vừa no lâu, dễ tiêu mà lại đầy đủ dưỡng chất. Ở phương Tây, các loại bánh truyền thống có bổ sung thêm vừng được bán với giá cao hơn hẳn loại thông thường.

Chú ý: do tính nhuận trường của vừng nên người bụng yếu hay bị tiêu chảy không nên dùng.

Minh Nguyên T/h

Exit mobile version