Đại Kỷ Nguyên

7 dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao

Thường xuyên đi tiểu đêm, cơ thể mệt mỏi, mắt mờ, chảy máu chân răng… là những dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong cơ thể bạn đang vượt ngoài tầm kiểm soát. 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường rất khó nhận biết hoặc hay bị nhầm với triệu chứng của bệnh khác.

Theo Womenshealthmag, khi lượng đường trong máu cao nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, tổn thương thận, thần kinh, mất thị lực…

Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy mức đường trong máu đang vượt ngoài tầm kiểm soát:

Đi tiểu thường xuyên

Tiến sĩ Fuhrman giải thích rằng khi bạn có quá nhiều glucose hoặc đường trong máu, thận của bạn sẽ phải đào thải qua nước tiểu.

Tăng số lần đi tiểu là dấu hiệu lượng đường trong máu có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo các chuyên gia y tế, khi đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng làm sạch ra ngoài qua nước tiểu.

Mắt kém

Mờ mắt là hậu quả do lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến làm thay đổi hình thái thủy tinh thể của mắt. Nhưng khi đường huyết trở lại mức bình thường trạng thái này sẽ không còn nữa.

Ảnh: Jeban.com

Khát nước liên tục

Đi tiểu nhiều sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn bình thường, điều này khiến bạn có nguy cơ bị mất nước.

Bạn sẽ cảm thấy lúc nào cũng cảm thấy khát và khô miệng ngay cả khi uống cùng một lượng nước như mọi khi. Thêm vào đó, vì uống nhiều nước hơn cũng sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một tác dụng phụ của mất nước. Theo các chuyên gia y tế, nếu đi tiểu nhiều hơn và khát hơn bình thường, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Việc thức dậy nhiều lần trong đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Vì ngủ ít nên dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi.

LinkedIn

Vết thương lâu lành

Các vết thương hoặc vết xước, vết bầm tím rất lâu lành. Nguyên nhân do các mạch máu đã bị hư hại do nhiều glucose di chuyển trong những tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông đến các vùng trong cơ thể, điều này khiến vết thương trở nên lâu lành.

Chảy máu lợi

Khi lượng đường trong máu cao, máu lưu thông kém, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành và vấn đề với nướu cũng xảy ra. Nướu có thể đỏ, sưng lên và dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Lượng đường trong máu cao, gây ra tình trạng nướu gây sưng đỏ và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Lượng đường huyết cao trong cơ thể cao cũng khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương, làm giảm tính chống lại các vi khuẩn tự nhiên trong miệng góp phần gây ra tình trạng chảy máu lợi, chân răng.

Xuất hiện mạch máu dưới da

Lượng đường trong máu quá cao có thể làm tổn thương các mạch máu, bao gồm các mạch máu dưới da. Sự tổn thương này có thể dẫn đến mảng màu nâu nhạt hoặc vẩy màu trên da, đặc biệt là ở vùng dưới chân gây ngứa và thậm chí có thể gây đau đớn.

Ngoài ra bạn cũng có thể nhận thấy những mảng màu tối, nhợt nhạt trong nếp gấp da, đặc biệt là ở nách, háng hay cổ.

Đường huyết cao cũng có thể làm cho tế bào da tái sản xuất nhanh hơn bình thường. Các tế bào mới có nhiều sắc tố hơn, có thể dẫn đến các đốm tối dưới da. Chúng có thể sẽ không đau đớn, nhưng gây ngứa hoặc thậm chí có mùi.

Do đó, nếu có những dấu hiệu cảnh báo bệnh thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Phương Nam

Exit mobile version