Thực tế có nhiều người bị vong nhập, hồn chiếm xác nhưng không biết kêu ai bởi lẽ người ta chẳng nhìn thấy vong ấy có hình thù thế nào, hơn nữa đa số người trong giới khoa học đều cho đó là chuyện nhảm nhí. Vậy là những nạn nhân này bị xếp chung vào nhóm “tâm thần”, mắc bệnh thần kinh và chữa trị theo y khoa hiện đại.

Xem thêm: Nếu bị vong áp, hồn nhập, làm thế nào để trục xuất chúng?

Trong bài viết trước đã đề cập đến hiện tượng cơ thể người đang sống bị một linh thể ngoại lai (còn gọi là vong, linh hồn, ma) chiếm giữ. Thật vậy, ở Việt Nam, người ta dễ quan sát thấy cảnh những người bị hồn nhập trong các buổi có nghi lễ lên đồng, gọi hồn… Tuy không nhìn được trực tiếp nhưng qua cảm nhận thông thường, bạn vẫn có phể phân biệt được tâm thần và vong nhập.

Dấu hiệu bệnh tâm thần

Bệnh tâm thần và vong nhập đều có điểm chung là không kiểm soát được chính mình (Ảnh qua baomoi)

Tâm thần thường là một bệnh lý của não, do trục trặc của não bộ, trung khu thần kinh bị biến động, có những biến đổi sinh học phức tạp… Đa số bệnh nhân là do chịu những cú sốc tâm lý quá lớn trong cuộc sống (sợ hãi, tình cảm, kinh tế, người thân chết, áp lực học hành…). Một số là do tai nạn, môi trường sống, rối loạn hormone hay yếu tố di truyền.

Người mắc bệnh tâm thần thường có một số biểu hiện như:

– Tâm trạng và cảm xúc: tuyệt vọng, có cảm giác tội lỗi, lo sợ, tủi nhục…

– Suy nghĩ và lời nói: muốn tự sát, hay quên, lo lắng về sức khoẻ, nói vô nghĩa, nghĩ là đang bị theo dõi, nói một mình…

– Thái độ và hành vi: thích ẩn dật, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, bỏ vệ sinh cá nhân, có những tư thế lạ, thích di chuyển…

– Cơ thể: hay mệt mỏi, ăn không ngon miệng, chóng mặt, đau tức ngực, khó thở, toát mồ hôi, tự đốt hay cắt da thịt, sợ nước, sợ ánh sáng …

Tâm thần còn có nhiều biểu hiện khác được ghi chép trong các tài liệu y học, ở đây tác giả không đi sâu thêm mà tập trung vào những trường hợp có vong nhập, hồn nhập… cũng rất phức tạp và hay được giới y khoa xếp chung với bệnh tâm thần.

7 dấu diệu của người bị vong nhập

Vong nhập là hiện tượng liên quan đến thế giới tâm linh, cũng có thể coi đó là thế giới vô hình vì người ta không nhìn được qua con mắt thông thường. Người “bệnh” bị một đối tượng (vô hình) hay còn gọi là vong, linh hồn chiếm xác và chi phối một phần hoặc kiểm soát toàn bộ các hành vi (bao gồm ngôn ngữ) của người này.

Hiện tượng vong nhập tuy bí hiểm nhưng rất phổ biến trong dân gian (Ảnh minh hoạ: Internet)

Trong dân gian, người ta vẫn gọi đây là bệnh phần âm, ma nhập, bị phần âm “hành”, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các đối tượng bị ma nhập rất đa dạng, nam nữ già trẻ đều có nhưng dường như tỉ lệ xảy ra đối với nữ cao hơn.

Người không bị nhập có toàn bộ hành vi và lý trí như một người bình thường, cá tính quen thuộc như gia đình và bạn bè xưa nay vẫn thấy. Tuy nhiên, khi bị ma nhập sẽ đột ngột có biểu hiện khác lạ, sự khác lạ này phụ thuộc vào “đối tượng” chiếm xác.

Nói chung, với cặp mắt của người bình thường, rất khó phân biệt vì hầu như là giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt:

1. Ngáp

Người cố tình hoặc đã có thói quen để hồn nhập, đặc biệt là các cô/cậu đồng hay gọi hồn, hay bị vong chiếm thường ngáp nhiều (ngáp sái quai hàm) vào ngay thời điểm trước khi hồn chiếm xác.

2. Xưng này xưng nọ

Sau khi ngáp xong, hồn nhập xác, lúc đó có thể lặng thing không nói gì, hoặc gật gù. Khi được hỏi có thể xưng là hồn cái cún (chết trẻ), hoặc tổ cô, cô hai, cô ba, quan abc, thậm chí có một số trường hợp còn xưng là thánh Trần, là Mẫu (Vương Mẫu), Ngọc Hoàng Thượng Đế, Phật Như Lai…

3. Khả năng “xem bói”, nói chuyện phần âm

Cũng có trường hợp hồn nhập sẽ xưng là bố/mẹ hoặc người thân nào đó đã khuất của người đang đi gọi hồn. Khi này hồn có thể nói một vài điều liên quan đến đất cát, thờ cúng, cuộc sống dưới… âm (!), hoặc nói đến một vài việc mà người gọi hồn đang quan tâm.

Cũng có trường hợp nói được một số chuyện “thâm cung bí sử” của người đi gọi hồn, khiến người này thực sự tin rằng hồn nhập về chính là người thân trong gia đình. (Tác giả sẽ lý giải hiện tượng này trong một bài viết khác).

Có trường hợp hồn không nhập trực tiếp vào “người bệnh” thì có thể nói cho người này nghe, và người này sẽ nói lại cho người thứ 3.

4. Nhảy múa và sinh hoạt “khác thường”

Một cảnh hầu đồng của cậu đồng nổi tiếng xứ Thanh – Dương Quang Bảo (Ảnh: qua 24h.com.vn)

Người bị hồn nhập có thể làm một số điều mà bình thường sẽ không thể làm được, ví dụ: đang ốm yếu lờ đờ đột nhiên biến thành hoạt bát tinh ranh (và ngược lại), nhảy múa cực dẻo, la hét điên cuồng xưng này xưng nọ, có trường hợp tay trái đánh tay phải, có khi là nhảy lầu hoặc nhảy xuống nước, chạy ra đường để xe tông…

Cũng có thể hồn nhập đòi uống rượu ăn trầu hút thuốc (vốn bình thường không bao giờ ăn), ăn cơm nguội (ma đói)…

5. Đối đáp khôn ngoan, giảng đạo lý

Người bị ma nhập có thể đột nhiên trở nên ăn nói lanh lẹ khôn ngoan khác thường, nói lý hoặc giảng “đạo lý” cho những người xung quanh.

6. Hành vi thay đổi sang nhiều trạng thái

Đây thường là do bị nhiều loại hồn nhập vào, các hồn ra vào liên tục. Hồn nào nhập vào sẽ có biểu hiện của hồn đó, các biểu hiện này thường giống nhau ở các lần nhập hồn khác nhau.

7. Nói đến chuyện thờ cúng

Rất “tinh thông” chuyện thờ cúng (Ảnh: Nld.com.vn)

Hồn có thể nói đến chuyện thờ cúng, mong muốn được cúng vào một số ngày cụ thể (thường là theo lịch âm), muốn có quần áo, giấy tiền, đồ chơi…

Một số trường hợp sẽ sợ các nơi thờ cúng (đền, miếu…) nhưng cũng có khi cá biệt lại đập phá bàn thờ.

Nhìn chung biểu hiện của người bị vong nhập rất phong phú và đa dạng. Hãy tưởng tượng thân người xương thịt kia như một cái áo, linh hồn nào nhập vào đó (giống như mặc cái áo thịt kia lên) thì sẽ có những biểu hiện riêng của chính nó. Linh hồn thường tinh ranh hơn người thường, nên đôi khi còn có biểu hiện mà người bình thường không hiểu được.

Hiện tượng nhập hồn có thể gây nhiều phiền toái cho người bị chiếm xác, nhưng đa phần mọi người đều “bó tay” nhìn mà không biết xử lý ra sao. Cũng có trường hợp mượn thầy pháp sư về cúng và đánh đuổi hồn đi nhưng không phải luôn thành công. Đôi khi phần vô hình quá tinh khôn, còn dẫn dụ thầy pháp tiếp tay tra tấn nạn nhân bằng lửa, roi dâu hoặc làm nhục với đồ dơ như phân gà, máu chó. Tệ hại hơn nữa, có khi thầy pháp đánh đập người bị nhập đến chết.

videoinfo__video3.dkn.tv||906b48fa5__

(Còn tiếp)
Minh Thành

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phé.