Đại Kỷ Nguyên

7 huyệt vị sưởi ấm cho cơ thể vào mùa đông

Khi thời tiết trở lạnh, bạn có cảm thấy tay chân lạnh buốt, cho dù đã mặc khá nhiều quần áo? Đó có thể là do bạn chưa bật các “huyệt vị sưởi ấm” nên khí lạnh vẫn thâm nhập được vào trong cơ thể.

Để bảo vệ sức khỏe, việc phòng lạnh giữ ấm vào mùa đông được các thầy thuốc Đông y rất chú trọng.

Nếu muốn chống lại khí lạnh của mùa đông, cốt yếu nhất là phải đảm bảo trong cơ thể đủ dương khí. Cách phòng ngừa tốt nhất là phải bài trừ tà khí từ khi mới xuất hiện, không cho nó có cơ hội phát triển.

Dưới đây là 7 huyệt vị giúp sưởi ấm cho cơ thể.

Huyệt vị 1: Tai

(Ảnh: Internet)

Vị trí: Có thể kéo thuỳ tai, đỉnh tai hoặc xoa vành tai

Công dụng: Vào mùa đông, nếu thường xuyên massage hai tai có thể chống nẻ da, bảo vệ thận, lưu thông khí huyết.

Cách thực hiện: Thời gian massage khoảng 2 – 5 phút, xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu tai bị thương hoặc vừa từ bên ngoài lạnh vào phòng thì không nên thực hiện.

Huyệt vị 2: Huyệt Đại chuỳ

(Ảnh: Internet)

Vị trí : Huyệt Đại chuỳ nằm ở phần gáy. Khi hơi cúi đầu xuống, phần gáy sẽ nhô lên xương tròn cao nhất, huyệt Đại chuỳ nằm ngay dưới xương này.

Công dụng: Bấm huyệt Đại chuỳ thường dùng trong trường hợp hạ sốt. Ngoài ra, dùng vòi hoa sen xả nước ấm liên tục vào huyệt này có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rất tốt.

Cách thực hiện: Thời gian bấm huyệt không quá 20 phút, nếu cơ thể suy nhược hoặc những người mắc bệnh tim mạch không nên sử dụng phương pháp này.

Huyệt vị 3: Huyệt Kiên tỉnh

(Ảnh: Internet)

Vị trí : Huyệt nằm ở chỗ lõm trên vai, nằm giữa đường thẳng nối huyệt Đại chuỳ và đỉnh vai.

Công dụng: Chủ yếu chữa chứng cao huyết áp, đứt mạch máu não. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thanh nhiệt giải cảm, giảm sưng tấy.

Cách thực hiện: Trước tiên tìm huyệt đại chuỳ, sau đó tìm vị trí đỉnh vai, lấy trung điểm của 2 vị trí trên, xoa bóp từ 5 – 10 phút.

Huyệt vị 4: Huyệt thần khuyết

(Ảnh: Internet)

Vị trí: Huyệt nằm chính giữa lỗ rốn.

Công dụng: Có thể làm ấm vùng bụng, khiến sắc mặt hồng hào, làm giảm đau bụng, sôi bụng, chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy…

Cách thực hiện: Mỗi tối trước khi đi ngủ xoa ấm hai tay rồi đặt lên huyệt Thần khuyết (lỗ rốn), xoa đều theo chiều kim đồng hồ và ngược lại cho đến khi nóng lên.

Huyệt vị 5: Huyệt Lao cung

(Ảnh: Internet)

Vị trí: Nắm bàn tay lại, vị trí ở lòng bàn tay mà đầu ngón giữa chạm phải chính là huyệt Lao cung.

Công dụng: Có tác dụng làm ấm tay, dưỡng tâm định thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Cách thực hiện: Có thể dùng cách bấm, day… Ngược chiều kim đồng hồ để xoa bóp huyệt, mỗi lần làm khoảng 10 phút, thực hiện 2-3 lần/ngày.

Huyệt vị 6: Huyệt Túc tam lí

(Ảnh: Internet)

Vị trí : Khi gập chân, có thể nhìn thấy một khớp xương nhỏ nhô cao ra phía cạnh ngoài đầu gối, đây chính là mắt đầu gối ngoài. Từ mắt đầu gối ngoài thẳng xuống cách 4 ngón tay chính là huyệt tam túc lí.

Công dụng: Thường xuyên massage huyệt này có thể giúp tăng cường ích khí (khí có lợi) cho cơ thể, làm ấm chi dưới, ổn định tâm lí.

Cách thực hiện: Dùng đầu ngón tay xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ, mỗi ngày xoa bóp khoảng 5 phút.

Huyệt vị 7: Huyệt Dũng tuyền

(Ảnh: Internet)

Vị trí : Chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân.

Công dụng: Người xưa có câu “nếu muốn người già khoẻ mạnh thì huyệt Dũng tuyền phải luôn đủ ấm”. Dũng tuyền là một yếu huyệt có tác dụng phòng ngừa bệnh tật, nuôi dưỡng cơ thể, đặc biệt thích hợp cho người cao tuổi thận yếu, sợ lạnh, cơ thể suy nhược, tinh thần sa sút.

Cách thực hiện: Mỗi buổi sáng, tối dùng ngón tay ấn nhẹ huyệt này, mỗi lần từ 2-5 phút.

Theo Letu
Quỳnh Chi

Xem thêm:

Exit mobile version