Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ làm bệnh hen suyễn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bị hen suyễn, hen phế quản nên kiêng một số nhóm thực phẩm như rượu bia, đồ ăn mặn, thực phẩm sấy khô,…
1. Thực phẩm sấy khô, đóng hộp
Những loại thực phẩm này có hàm lượng cao sulfite – chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, là một trong các chất phụ gia làm kích hoạt cơn co thắt phế quản, không có lợi cho người bị hen suyễn.
2. Rượu bia
Nhiều loại rượu vang và bia cũng chứa chất sulfite, không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng histamine trong rượu vang có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.
3. Hải sản đông lạnh
Tôm và các loại hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite – được dùng như một chất phụ gia để tránh các vết đen trên tôm, có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng bệnh hen suyễn.
4. Muối
Việc ăn thức ăn quá mặn sẽ thẩm thấu vào khí quản, sinh ra đờm, gặp gió hàn độc sẽ làm tắc nghẽn và sinh ra bệnh hen. Ngoài ra, lượng natri cao trong muối ăn sẽ gia tăng phản ứng với khí quản, gây hen suyễn.
5. Sữa
Sữa chứa canxi giúp hỗ trợ phát triển xương và răng chắc khỏe, nhưng lại là một trong những thực phẩm gây dị ứng hen suyễn phổ biến nhất. Ngoài ra, protein trong sữa cũng có thể khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
6. Lạc (đậu phộng)
Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh, ăn nhiều đậu phộng có thể kéo dài những cơn tức ngực, khó thở.
7. Lúa mỳ
Gluten – một loại protein được tìm thấy trong lúa mỳ có thể gây viêm, hạn chế khả năng thở và gây ra bệnh hen suyễn. Do đó, nên tránh sử dụng lúa mỳ và các sản phẩm làm từ lúa mỳ để giảm khả năng kích hoạt bệnh hen suyễn.
Các loại thực phẩm người bị hen suyễn, hen phế quản nên ăn
– Rau củ quả có chứa được nhiều vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi…
– Thực phẩm giàu beta caroten như gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam… và vitamin E có tương đối nhiều trong dầu thực vật, các loại đậu, hạ…
– Thức ăn giàu chất béo omega 3 như cá hồi, cá trích, cá thu, các loại hạt có dầu… để làm giảm bớt trạng thái viêm, giảm nguy cơ nghẹt thở, thở khò khè, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh hô hấp di truyền ở bé nhỏ.
– Hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc… giúp tăng sức đề kháng, tiêu đờm, bảo vệ và làm thông lợi đường thở.
Lan Phương