Đại Kỷ Nguyên

7 loại thực phẩm phụ nữ không nên ăn khi đến ngày “đèn đỏ”

Các thực phẩm thường ưa thích của phụ nữ không phải lúc nào cũng tốt, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, nó lại trở thành “lợi bất cập hại”.

Dưới đây là 7 loại thực phẩm nào bạn cần tránh xa trong những ngày đau bụng kinh:

1. Sôcôla

Rất nhiều người tưởng rằng ăn sôcôla có thể hoãn giải đau bụng kinh, còn có thể tăng gia nhiệt lượng cho cơ thể, đây là một nhận thức sai lầm. Trong sôcôla có chứa catecholamine, có thể làm nữ giới gia tăng khó chịu và đau ngực trong kỳ kinh.

Hãy để dành socola qua ngày “đèn đỏ” mặc dù bạn rất thich (Ảnh: qua dilsedesi.in)

2. Dưa hấu

Môi trường tử cung của nữ giới khi trong trạng thái “ôn” (ấm) mới bài sạch được kinh huyết. Nhưng dưa hấu là một loại thực phẩm tính “hàn” (lạnh), dễ làm kinh huyết vón cục, sau khi thành huyết ứ thì không bài xuất được ra ngoài, dẫn tới tử cung bị tổn thương, có thể dẫn tới đau bụng kinh.

3. Thực phẩm chiên rán

Rất nhiều nhà dinh dưỡng học đều gọi thực phẩm chiên rán là “thực phẩm rác”, bởi vì nó không chỉ chứa lượng dầu mỡ tương đối nhiều, sau khi ăn còn khó tiêu hóa, đồng thời cũng chứa nhiều loại chất gây ung thư. Đối với nữ giới đang trong kỳ kinh, thực phẩm chiên rán càng là thực phẩm có hại lớn.

4. Trà đặc

Uống trà đặc trong ngày đèn đỏ làm gia tăng triệu chứng thiếu máu (Ảnh: qua Dongeng Anak )

Trong kỳ kinh, nữ giới mất lượng máu lớn, bệnh thiếu máu cũng thường theo đó mà đến. Trong trà đặc có chứa axit tannic sau khi kết hợp với sắt, có thể sản sinh cặn lắng, ảnh hưởng hấp thu sắt, dẫn tới cơ thể do không kịp thời bổ sung nguyên tố sắt mà gia tăng triệu chứng thiếu máu.

5. Nưóc có ga

Trong nước có ga chứa lượng lớn phosphate, sau khi kết hợp cùng nguyên tố sắt có thể sản sinh phản ứng sinh hóa, ảnh hưởng hấp thu sắt. Do đó, trong kỳ kinh uống nước có ga, có thể dễ xuất hiện tình trạng kinh kỳ mệt mỏi, uể oải, thiếu tinh thần,… thậm chí có thể có hiện tượng đau bụng kinh.

6. Rượu trắng

Rượu trắng chứa nồng độ cồn cao, đối với kinh kỳ của nữ giới có thể sản sinh tổn hại nghiêm trọng, có thể làm tồn lưu lượng lớn cồn trong máu, số cồn này cuối cùng có thể biến thành vật chất tính a xít có hại cho cơ thể, tổn thương tạng gan. Uống rượu còn có thể tăng tốc tuần hoàn huyết dịch, dẫn tới lượng kinh nguyệt tăng nhiều, kích thích đau bụng kinh.

7. Uống lạnh

Đặc biệt khi mùa hè oi bức, đồ uống lạnh sảng khoái kích thích trở thành món đồ giải khát giảm nhiệt của rất nhiều nữ giới. Nhưng, không kể là kỳ sinh lý hay phi kỳ sinh lý, thường xuyên uống đồ lạnh đều có thể tạo thành tổn thương nghiêm trọng cho tử cung nữ giới, dẫn đến tử cung lạnh mà dễ gây vô sinh

Vậy nên áp dụng chế độ dinh dưỡng nào cho thích hợp?

1. Sắt

Thịt bò nhiều sắt bổ trợ máu trong những ngày “đèn đỏ”

Là khoáng chất rất quan trọng và liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể bạn đủ lượng sắt sẽ đảm bảo sự rụng trứng tốt. Vì thế, bạn nên chăm ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như trứng, thịt bò, cá hồi, hạt hướng dương, hạt bí ngô, rau màu xanh đậm như rau bina và đậu để đảm bảo cơ thể luôn đủ sắt.

2. Vitamin B

Rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng hormone. Vì thế bạn nên chăm ăn các loại rau xanh, rong biển, rau húng quế và mùi tây để bổ sung đủ vitamin B cho cơ thể.

3. Acid béo Omega 3

Axit béo thiết yếu là một trong những thành phần chính tạo thành hormone. Acid béo Omega 3 được tìm thấy chủ yếu trong hạt lanh, quả óc chó, hạt sống, cá hồi, cá mòi và dầu gan cá tuyết.

Phụ nữ trải qua một chế độ ăn uống ít chất béo có thể có mức cholesterol thấp nhưng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Bạn nên bổ sung chất béo lành mạnh có trong dầu ô liu, dầu dừa và sữa chua để nó không ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn.

Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version