Đại Kỷ Nguyên

7 món vừa thơm ngon vừa có tác dụng dưỡng sinh trường thọ, phòng trừ bệnh tật

Ông tổ y học thế giới Hippocrates đã nói rằng: “Thức ăn của bạn phải là thuốc cho bạn và thuốc men của bạn phải là thức ăn”. Đúng vậy, có rất nhiều thực phẩm không chỉ thơm ngon mà còn mang dược tính rất tốt cho cơ thể. 

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm vừa ngon lại rất tốt cho sức khỏe, giúp bạn có thể “sống lâu trăm tuổi” nếu ăn thường xuyên.

1. Nấm đông cô (nấm hương): Tăng khả năng giải độc cơ thể, làm giảm lượng cholesterol

Trong y học cổ truyền, nấm đông cô được dùng như một vị thuốc quý từ hàng nghìn năm nay do có tác dụng tăng cường khí lực, kích thích ăn uống, điều hòa khí huyết.

Y học hiện đại cũng phân tích thấy nó chứa nhiều tinh bột và tất cả các axit amin thiết yếu, có thể làm tăng khả năng miễn dịch và giải độc của cơ thể, tăng khả năng chống ung thư của cơ thể.

Ngoài ra, nấm đông cô còn có thể hạ huyết áp; giảm lượng cholesterol; phòng chống xơ vữa động mạch; cải thiện và chăm sóc hoàn hảo cho làn da; giúp quý cô giảm cân; có tác dụng bổ tim, gan…

Lưu ý khi sử dụng và chế biến:

Một số người có thể dị ứng với nấm đông cô (vì có chất lentinan nhưng con số đó là rất nhỏ, chỉ chiếm 2%). Sau khi ăn nấm, nếu có biểu hiện phát ban, sưng mặt, cổ, họng, khó thở, tăng nhịp tim thì bạn nên đến bệnh viện sớm

Cách chế biến: để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị thất thoát và tăng cường lợi ích sức khỏe từ nấm đông cô, bạn chỉ nên nấu trong 7 phút. Nấm rất xốp, do đó nếu tiếp xúc với nước quá lâu sẽ bị mềm, mất độ ngon và giòn. Vì thế, khi chế biến, bạn đừng ngâm vào nước mà dùng khăn ướt lau sạch nấm rồi rửa lại nhanh với nước.

2. Rong biển: Giảm cholesterol, bài tiết các chất phóng xạ

Từ xa xưa, người ta đã biết rong biển là một thực phẩm bổ dưỡng. Ngày nay các nhà khoa học cũng nghiên cứu phát hiện nó chứa nhiều khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao, bổ sung I-ốt.

Rong biển có tác dụng loại bỏ các độc tố, ngăn ngừa cơ thể hấp thu những kim loại như chì, cadmium…; loại bỏ các nguyên tố phóng xạ trong cơ thể; đồng thời có tác dụng điều trị xơ cứng động mạch; kích thích tuyến yên, làm giảm hormone nữ trong cơ thể nữ giới; làm cho cơ quan sinh sản hồi phục bình thường, loại bỏ bệnh tiềm ẩn của tuyến vú, giảm căng thẳng trong thời kì mãn kinh; giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tốt cho hệ tiêu hóa.

Kinh nghiệm mua và chế biến:

Nhiều bà nội trợ thường ưu tiên mua loại rong biển khô do chúng tiện dụng, dễ mua ở các siêu thị hay cửa hàng; có xuất sứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Mỗi lần ăn họ ngâm 1 chút với nước cho đến khi nở to. Trung bình 1 bịch 100gr có thể ăn được 10 lần, vừa tiết kiệm mà còn ngon nữa. Những món ăn phổ biến được chế biến từ rong biển khô như: canh rong biển, salad rong biển, rong biển xào…

3. Mộc nhĩ (nấm mèo): Giải độc máu

Mộc nhĩ đen là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền.

Mộc nhĩ đen có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lương huyết và hoạt huyết, mộc nhĩ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết (giảm sự đông máu cục, giúp ngăn ngừa bệnh tắc động mạch). Ngoài ra mộc nhĩ còn có tác dụng làm tan sỏi mật, sỏi thận.

Lưu ý: tuyệt đối không được ăn mộc nhĩ tươi vì có chứa chất nhạy cảm với ánh sáng – chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thũng, đau nhức.

4. Bí đỏ: Bồi bổ cơ thể, lựa chọn vàng cho người tiểu đường

Với vị ngọt tự nhiên của bí đỏ, nhiều người nhầm tưởng bí đỏ chứa nhiều đường và tinh bột. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu sai về thực phẩm này.

Trong bí đỏ có hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, giàu vitamin và các axít hữu cơ tốt cho cơ thể. Bí đỏ còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin… trong 100g bí đỏ có 0,9g protein, 5 – 6g gluxit, ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6, đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta – caroten.

Theo các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, bí đỏ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt trong việc điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi…

Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng…

5. Súp lơ: “Chiếc chổi tự nhiên” làm sạch mạch máu

Súp lơ là một trong những thực vật có chứa nhiều đồng nhất, có thể phòng chống truyền nhiễm, ngoài ra còn có thể làm sạch mạch máu hiệu quả, có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, ngăn ngừa máu vón cục, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến.

Ăn nhiều súp lơ có thể tăng khả năng giải độc gan, phòng cảm cúm và bệnh máu xấu. Dùng lâu dài còn có thể giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư dạ dày.

Lưu ý: nên chế biến súp lơ bằng dầu thực vật để giúp cơ thể hấp thu tối đa vitamin A, vitamin E (vì chúng tan trong dầu) và các chất dinh dưỡng khác có trong súp lơ.

6. Cà rốt: Làm giảm nồng độ thủy ngân trong cơ thể

Cà rốt là loại thực vật có tác dụng giải độc cao, nếu bạn bị ngộ độc thuỷ ngân hãy uống nước ép cà rốt, sau khi kết hợp với các phần tử thủy ngân trong cơ thể người sẽ tăng tốc độ bài tiết thủy ngân ra khỏi cơ thể. Các thành phần dinh dưỡng như vitamin nhóm B và vitamin C có trong cà rốt cũng có tác dụng làm mềm da, chống lão hóa. Cà rốt còn làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở nữ giới.

Lưu ý: chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2 – 3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g/lần còn trẻ em khoảng 30-50g/lần. Trước khi ăn cần gọt vỏ, cắt hai đầu.

7. Cải bó xôi (rau chân vịt): Giải độc, giải nhiệt dạ dày, đường ruột

Cải bó xôi có tác dụng giải độc, giải nhiệt dạ dày, đường ruột, trị táo bón, làm cho tinh thần thoải mái, mặt mày rạng ngời.

Cải bó xôi có chứa chất giống như insulin, có thể làm cân bằng và ổn định lượng đường trong máu. Với hàm lượng vitamin cao, tiêu thụ cải bó xôi có thể giúp phòng chống 1 số bệnh do thiếu vitamin gây nên như nhiệt miệng, bệnh quáng gà.

Lưu ý: người bị sỏi thận, phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi nhiều. Khi chế biến nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dẽo bài viết. Nếu thấy hay thì hãy vote “Like” và share cho người thân bạn bè cùng biết nhé!

Hoàng Kỳ (T/h)

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version