Đại Kỷ Nguyên

7 sự kiện y tế nổi bật bạn cần ghi nhớ cho năm 2017

2017 qua đi nhưng nhiều câu chuyện y tế vẫn còn đọng lại trong tâm trí mọi người, cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Đó là bức tranh tươn sáng vẽ những bước đột phá của y học hiện đại, vẽ nhiều câu chuyện người thực việc thực hồi phục sức khỏe thần kỳ, nâng cao nền tảng đạo đức nhờ môn khí công cổ xưa. Nhưng xen giữa là gam màu tối chủ yếu phản ánh sự vô trách nhiệm và xuống dốc về mặt đạo đức nói chung…

Những bước chân đầu tiên…

Trong năm 2017, y học Việt Nam chứng kiến nhiều bước đột phá trong các lĩnh vực mới.

Đầu năm 2017, Bệnh viện 103 – Học viện Quân Y đã thực hiện thành công một ca ghép phổi cho cháu bé 6 tuổi. Đây là ca ghép phổi đầu tiên được các bác sỹ Việt Nam thực hiện, được biết ca phẫu thuật có sự tham gia phối hợp của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.

Năm 2017, BV Phụ sản Trung ương đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật “Nong vòi tử cung bằng catheter qua nội soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng”. Kỹ thuật này sẽ giúp những phụ nữ bị tắc vòi tử cung đoạn kẽ không cần phải thụ tinh trong ống nghiệm mà vẫn có thể mang thai.

Trong số ra tháng 10/2017, tạp chí khoa học uy tín hàng đầu “American journal of case reports” (Mỹ) vừa công bố trường hợp đầu tiên trên thế giới ghép tế bào gốc chữa xơ phổi thành công được thực hiện tại Hệ thống y tế Vinmec, Hà Nội, Việt Nam. Công trình do nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Tế bào gốc – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec do GS.TS Nguyễn Thanh Liêm (Viện trưởng) thực hiện.

Robot hiện đại được đưa vào phẫu thuật tại một số bệnh viện của Việt Nam (Ảnh minh họa: laodong.com.vn).

Trong tháng 11, Bệnh viện Nhi Trung ương đã điều trị mổ nọi soi bằng robot cho bệnh nhi Q. bị dạng nang tuyến phổi kèm lõm ngực bẩm sinh. Được biết đây là robot Da Vinci-Si, hệ thống robot phẫu thuật hiện đại trên thế giới.

Sự phổ biến của môn khí công tu luyện Phật gia

Thông qua người truyền người tâm truyền tâm, môn khí công Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đang trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Trong năm 2017 có nhiều trường hợp chia sẻ câu chuyện hồi phục sức khỏe thần kỳ và nâng cao đạo đức của bản thân nhờ môn tập luyện tự do Pháp Luân Đại Pháp.

Câu chuyện của BS. Nguyễn Công Hoan (BV Hữu Nghị) và người anh em họ – TS. BS. Nguyễn Sỹ Hóa (nguyên Phó giám đốc BV Da Liễu Trung ương) chỉ là 2 trong số rất nhiều câu chuyện thần kỳ được chia sẻ. Cả hai đều mắc trọng bệnh: một người mắc ung thư phổi, một người vị viêm gan B, xơ gan.

Từ trái qua: BS. Hóa, BS Hoan, TS Nga – 3 chuyên gia y học chia sẻ lợi ích kỳ diệu từ môn khí công Phật gia (Ảnh: ĐKN)

Sau khi được điều trị bằng các biện pháp Tây y nhưng không đem lại nhiều hiệu quả, 2 chuyên gia y tế đã tìm đến môn tập Pháp Luân Công. Kết quả là bệnh nan y “không cánh mà bay”. Mặc dù đã làm trong ngành y nhiều năm, nhưng BS. Hoan và BS Hóa chưa từng chứng kiến sự thần kỳ nào như vậy – đúng là một thần tích trong Y học.

Pháp Luân Đại Pháp là môn khí công tu luyện của Phật gia. Cốt lõi của việc học Pháp Luân Đại Pháp là tu tâm tính theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Đại Pháp còn có năm bài công pháp giúp mở thông kinh mạch, giảm bớt căng thẳng, nội tâm an lạc và tăng cường sức khỏe. Hiện môn tập phổ biến trên 114 quốc gia và có hơn 100 triệu người theo tập.

Căng thẳng bác sỹ và người nhà bệnh nhân leo thang

Căng thẳng giữa bác sỹ và người nhà bệnh nhân được đẩy lên đến đỉnh điểm trong năm 2017. Có thể kể đến trường hợp bác sỹ ở bệnh viện đa khoa Thạch Thất bị hành hung dẫn đến bất tỉnh, khâu bảy mũi trên đầu, bác sỹ ở bệnh viên Thể thao Việt Nam bị bắt quỳ gối, hành hung gây tổn thương cột sống, bác sỹ Trung tâm Cấp cứu 115 Thái Bình bị đấm vào mặt làm gãy mũi, Phó trưởng Trạm Y tế xã đang trong ca trực thì bị một thanh niên dùng dao chém nhiều nhát vào người v.v. Rõ ràng việc bạo hành bác sỹ là hành vi sai trái, thậm chí vi phạm pháp luật.

Nhân viên y tế giờ đây có cảm giác bất an trước tình tạng hành hung gia tăng trong bệnh viện (Ảnh: qua baomoi)

Bệnh viện là một môi trường nhạy cảm. Các bác sỹ thường xuyên phải gồng mình để chống đỡ áp lực từ nhiều phía khi đối mặt với ranh giới sống chết mong manh.

Từ khía cạnh khác, bạo lực ngoài xã hội hiện nay là nỗi lo của mỗi người dân. Nó lan từ xã hội đến bệnh viện – một nơi vốn rất chú trọng đạo đức và rất ít xảy ra xô xát với bác sỹ. Người nhà bệnh nhân cũng luôn trong tâm lý căng thẳng, mất bình tĩnh trước thân nhân đang gặp nguy hiểm. Cả hai bên đều có những áp lực lớn, dễ đẩy mâu thuẫn giữa các bên lên đỉnh điểm.

Trao đổi về vấn nạn hành hung bác sỹ, ông Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho rằng, phục vụ bệnh nhân thật tốt chính là biện pháp an ninh tốt nhất. Bộ Y Tế cũng kêu gọi cần có nhiều hơn các biện pháp bảo vệ nhân viên y tế.

Thực chất đây chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh tổng thể đang suy thoái về mặt đạo đức. Quan hệ giữa người và người nhìn chung đang trở nên ngày một căng thẳng. Chỉ khi nào chuẩn mực đạo đức toàn xã hội được nâng lên, thì những mảnh ghép nhỏ tự nhiên sẽ trở nên tốt đẹp.

Kinh doanh thuốc giả ngày càng táo bạo hơn

Công ty VN pharma đã làm giả giấy tờ, con dấu để được Bộ Y Tế cấp phép nhập khẩu thuốc và buôn lậu 9.300 hộp thuốc H-Capita điều trị ung thư không rõ nguồn gốc, chất lượng kém.

Vụ buôn thuốc giả chống ung thư thu hút sự quan tâm của cả nước (Ảnh: qua vnmedia)

Năm 2017, cơ quan chức năng đưa vụ án nhập lậu thuốc xảy ra tại Công ty VN Pharma ra xét xử. Vụ án được xét xử vào giữa tháng 8, cựu Chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị tòa tuyên 12 năm tù về tội buôn lậu. Trong phiên xử phúc thẩm cuối tháng 10, tòa tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, điều tra lại, bắt bị can tại tòa.

Dư luận xã hội lên án mạnh mẽ hành vi phạm tội vô lương tâm. Việc buôn bán thuốc “giả” tựa như nhát dao đâm thêm lên người bệnh ung thư đang bên bờ tuyệt vọng. Sự việc cũng rung lên hồi chuông cảnh báo sự suy thoái đạo đức con người khi làm giàu bất chấp tính mạng đồng loại.

Nhiều vụ tai biến y khoa nặng nề

Trong vấn đề sức khỏe thiết thân, tại ranh giới giữa sự sống và cái chết, những sai sót quả thực khó được mọi người chấp nhận. Năm 2017 ghi nhận nhiều tai biến y khoa. Đặc biệt tai biến chạy thận làm 8 người tử vong được Bộ Y tế coi là tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Ngày 29/5, theo lịch trình, 18 bệnh nhân đến BV Đa khoa Hòa Bình chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, khi đang chạy thận, cả 18 người có biểu hiện sốc phản vệ nên được cấp cứu nhưng 8 người đã tử vong. Kết quả điều tra cho thấy, nguyên nhân xảy ra tai biến là do nguồn nước, các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Sở Y tế Hòa Bình cũng đã cách chức Giám đốc BV Đa khoa Hòa Bình.

Sự cố tai biến chạy thận làm 8 người chết xảy ra tại BV Đa khoa Hòa Bình (Ảnh: thanhnien)

Đến đầu tháng 7, BV Da liễu Trung ương công bố những con số bất thường về số lượng trẻ ở Khoái Châu (Hưng Yên) mắc bệnh sùi mào gà. Hơn 80 trẻ này đều thực hiện nong tách bao quy đầu tại phòng khám Trung ương của y sỹ Hoàng Thị Hiền (Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên). Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra đã xử phạt hành chính y sỹ Hiền 100 triệu đồng. Nguyên nhân được các chuyên gia xác định là do sử dụng dụng cụ y tế không đảm bảo, làm lây nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà.

Trong sáng 20/11, 4 em bé sinh non tháng đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã tử vong do sốc nhiễm khuẩn. Kết quả cấy vi khuẩn trên bề mặt giường nằm của các bé, trên tay của y bác sỹ… phát hiện loại vi khuẩn kháng kháng sinh cực kỳ nguy hiểm.

Bên cạnh đó còn có các trường hợp bỏ quên panh 18 năm trong bụng bệnh nhân, bó bột quá chặt khiến chân bệnh nhân bị hoại tử v.v.

Bùng nổ đại dịch sốt xuất huyết lây lan nhanh gấp 700 lần

Năm 2017, lần đầu tiên dịch sốt xuất huyết bùng phát nhanh và kéo dài tại Hà Nội. Dịch bắt đầu từ tháng 5 và bùng phát mạnh mẽ vào tháng 7, tháng 8. Dịch lan nhanh gấp 700 lần so với cùng kỳ năm trước làm gần 25.000 người mắc, khiến 7 người tử vong. Các BV tại thủ đô quá tải. Đến cuối tháng 11, dịch mới cơ bản được không chế.

Thảm họa kháng kháng sinh đến gần

Năm 2017 là năm của những báo động liên tiếp về tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam. Sự đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn không phải là câu chuyện mới đây nhưng đang rất cấp thiết. Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh, có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỉ lệ này lên đến 91%. Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần.

Kháng thuốc đang là vấn đề nhức nhối cho ngành y thế giới (Ảnh: cdc.gov)

Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có một người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.

Đại Hải t/h

Exit mobile version