Đại Kỷ Nguyên

8 loại thực phẩm không được cho vào lò vi sóng

Lò vi sóng giúp bạn những lúc vội vã, nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ gây ra tác hại không nhỏ.

Các chuyên gia khuyên bạn không nên dùng lò vi sóng cho những trường hợp dưới đây.

1. Đồ ăn đụng trong túi

Đồ ăn đụng trong túi nhựa, túi giấy cũng như giấy báo đều không được cho vào trong lò vi sóng. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, chúng có thể sinh ra khí độc, giải phóng các phụ gia độc hại có sẵn trong đó, nhiễm vào thực phẩm và gây hại cho bạn. Nhiệt độ cao có thể sẽ khiến cho túi giấy bốc lửa, và gây ra cháy và hỏa hoạn.

2. Vỏ hộp sữa chua

Nhiều người sau khi ăn sữa chua, hộp đựng bơ, kem… liền giữ lại vỏ hộp để dùng tiếp. Tuy nhiên đây là các hộp chỉ sử dụng một lần… không chịu được nhiệt trong lò vi sóng. Nếu dùng chúng đựng thức ăn rồi cho vào hâm trong lò sẽ khiến chúng bị biến dạng, thậm chí chảy nhựa, có thể sẽ khiến những chất hóa học độc hại ngấm vào thức ăn.

3. Cơm trong hộp xốp

Cái này có thể có nhiều người đã biết, nhưng có người vẫn cố tình cho vào lò vi sóng.

Hãy nhớ: Hộp xốp này cũng là nhựa, nhựa không thể dùng cho lò vi sóng.

4. Trứng và các món trứng

Nếu như muốn dùng lò vi sóng để luộc trứng, thì bạn hãy chuẩn bị sẵn tình thần và dụng cụ để dọn vệ sinh nhé. Lò vi sóng sẽ gia nhiệt rất nhanh, nó sẽ sản sinh rất nhiều hơi nước trong quả trứng. Những khí hơi nước này không có chỗ nào để thoát, nó chỉ có thể khiến quả trứng bị nổ tung.

Các món trứng nhiều chất bổ dưỡng, nhưng chỉ cần bạn quan qua lò vi sóng thì đã các vitamin đã bị phá hủy mất rồi.

5. Đồ hộp

Nếu bạn không muốn dọn vệ sinh thì không nên dùng lò vi sóng hâm nóng các loại đồ hộp. Cũng giống như trứng, chúng có thể nổ tung. Hơn nữa vỏ họp là kim loại, lại càng nguy hiểm hơn.

Cũng lưu ý rằng, bất kể đồ kim loại nào đều không được cho vào lò vi sóng, chúng rất dễ dẫn đến cháy nổ.

6. Sữa mẹ

Sữa mẹ trữ đông (Ảnh: Internet)

Nếu hâm nóng sữa mẹ thì lò vi sóng sẽ nhanh chóng phá hủy các chất vốn có chức năng giúp chống lại bệnh tật, ví dụ làm mất hoạt tính của lysozyme, diệt kháng thể, làm cho sữa nhanh bị hỏng do vi khuẩn tấn công. Tạp chí Nhi khoa (Mỹ) cho biết rằng sữa mẹ hâm nóng ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng phát triển nhiều vi khuẩn E. coli hơn so với các phương pháp rã đông khác tới 18%. Không chỉ vậy, nó còn làm biến đổi cấu trúc của protein, biến đổi một số axit amin thành dạng không có tác dụng. Một số axit amin bị hỏng này có thể gây hại cho hệ thần kinh và thận.

Tương tự như sữa tươi khác, không nên dùng lò vi sóng để hâm.

7. Rã đông thịt

Thịt là loại thực phẩm khó rã đông nhất vì thời gian rã đông lâu khiến bên ngoài và các cạnh của miếng thịt chín trong khi phần bên trong vẫn đông đá. Khi nhiệt độ tăng lên trên 5 độ, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi, nếu không được nấu ngay, miếng thịt sẽ nhanh bị ôi thiu.

Theo nghiên cứu của Nhật, nấu thịt trong lò vi sóng lâu hơn 6 phút sẽ mất tới một nửa lượng B12. Do vậy, cách rã đông hiệu quả hơn là để thịt trong tủ lạnh qua đêm hoặc để dưới vòi nước lạnh đang chảy.

8. Các loại rau, quả

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Khoa học và Nông nghiệp cho thấy rằng khi nấu bông cải xanh nấu bằng lò vi sóng với một ít nước, có đến 97% các hoạt chất chống oxi hóa bị mất đi. Một số hợp chất của phenol và glucosinates cũng bị giảm đi.

Khi nấu măng tây bằng lò vi sóng, lượng vitamin C mất đi đáng kể. Đối với tỏi, chỉ cần 60 giây cũng đủ để làm mất hoạt tính của toàn bộ allinase vốn là hoạt chất quan trọng trong tác dụng chống ung thư của tỏi.

Như vậy có lẽ bạn sẽ thốt lên: Vậy chẳng còn mấy thứ có thể hâm trong lò vi sóng! Quả là như vậy đấy. Nếu bạn tìm một phương pháp phá hủy dưỡng chất đồng thời tạo thêm các độc tố thì lò vi sóng là một ứng viên sáng giá. Vì vậy các chuyên gia khuyên là chỉ nên dùng lò vi sóng khi bạn thật sự cần thiết.

Minh Thành tổng hợp

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version