Các bác sĩ nói rằng, con người chỉ sau 9 bước là có thể mắc phải ung thư, cho dù khởi đầu chỉ là một cái hắt hơi vô hại. Cách xử lý thật đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết.
Nếu bạn mắc bệnh cảm cúm và đến bệnh viện khám, hơn nữa bạn CHƯA ĐẾN 60 TUỔI, hãy dứt khoát nói “KHÔNG” nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn. Thực ra đa số các bác sĩ đều ngán ngẩm trước tình trạng bệnh nhân của họ quá tuỳ tiện uống thuốc, tiêm và truyền dịch khi bị cảm. Nhưng, bạn chỉ cần nhớ 9 bước này thì bạn có thể vượt qua căn bệnh trên một cách thuận lợi.
Bước 1. Hắt hơi: Khi phấn hoa, bụi bặm hoặc mầm bệnh xâm nhập vào khoang mũi, cơ chế phòng ngự của cơ thể sẽ hình thành phản ứng “hắt hơi” để đẩy chúng ra khỏi mũi.
Bước 2. Ho: Nếu đó là mầm bệnh, và bước 1 không thành công, cơ chế phòng ngự tiếp tục hình thành phản ứng “ho”.
Nhưng nếu coi “ho” là bệnh, chúng ta sẽ lập tức uống một số thuốc giảm ho, kháng viêm, thậm chí là kháng sinh quá liều. Điều này không những không đẩy lùi được triệu chứng trên, mà còn là nguyên nhân khiến cơ chế phòng ngự bước vào giai đoạn tiếp theo.
Bước 3. Mệt mỏi và chán ăn: Cơ thể báo hiệu rằng chúng ta cần nghỉ ngợi, tập trung năng lượng để chống lại “kẻ xâm nhập”. Vậy mà thường thì chúng ta lại ăn quá nhiều, tiêu thụ một lượng lớn thức ăn khiến cơ thể quá tải. Cơ thể không muốn ăn, nhưng chúng ta lại “tống” vào nó nào là hoa quả, cháo, thuốc bổ, v.v…
Nếu tiếp tục xử lý như vậy, cơ thể tiếp tục đi đến bước 4:
Bước 4. Sốt: Một mặt là biểu hiện của việc mầm bệnh đã hoàn toàn xâm nhập thành công, mặt khác là cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bắt đầu thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Mục đích của việc sốt là gì?
38,5 độ: hệ miễn dịch hoạt động gấp đôi công suất
40 độ: virus sẽ bị tiêu diệt gần hết ở nhiệt độ này. Số còn lại trở nên rất yếu ớt.
Vào thời điểm này, chúng ta chỉ cần bù nước đủ cho cơ thể sử dụng thì sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì.
Các bác sĩ còn thấy rằng, nếu uống thuốc hạ sốt, khả năng sống sót của virus còn cao hơn do tạo ra môi trường có lợi cho chúng hơn. Như thế cơ thể sẽ đối mặt với…
Bước 5. Dị ứng: Cơ chế phòng ngự phải đối mặt với lượng độc tố trong thuốc, do đó chúng liền “chỉ huy” cơ thể thải độc tố đó ra qua da, dẫn đến hiện tượng “dị ứng”. Và hầu hết mọi người lại tiếp tục uống thêm thuốc chống dị ứng, và “giúp” bổ sung thêm một lượng độc tố khác vào trong cơ thể.
Bước 6. Viêm: Để bảo đảm an toàn cho toàn bộ cơ thể, cơ chế của nó sẽ tự động dồn các virus và vi khuẩn tập trung tại một nơi, gây ra tình trạng sưng, đau, gây viêm. Chúng ta lại tiếp tục nạp vào cơ thể thuốc chống viêm, kháng sinh liều cao. Cơ thể lúc này cho thấy sự bất lực với chính chủ nhân của nó. Nếu không thành công (mà tỉ lệ này tương đối cao), nó sẽ thể hiện ra tiếp tục là…
Bước 7: Loét: Cơ thể con người rất phức tạp và tinh tế. Nó đủ khôn ngoan để khoanh vùng chỗ viêm khi đã quá nặng, sau đó nó đẩy mạnh hơn các độc tố ra ngoài da bằng những… vết loét.
Nhưng cơ thể đang trong tình trạng yếu ớt, lại cộng thêm độc tố ngày càng được ép nhập vào trong, cùng với sự thiếu thốn năng lượng do cơ chế tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả (do hành động sai ở bước 3), tình trạng xơ hoá xuất hiện:
Bước 8. Xơ hoá, xơ cứng, sẹo: Vì để bảo vệ mình, cơ thể tự động bao bọc độc tố lại bằng vô số lớp, tạo ra xơ cứng, khiến tác nhân gây bệnh không thể thoát ra mà tiếp tục hoạt động. Người ta lại tiếp tục nạp vào lượng lớn thuốc kháng sinh do trạng thái xuất hiện xơ cứng gây ra.
Thống kê 50% các ca tử vong đều liên quan tới xơ hoá, xơ cứng, và rồi chúng ta tới bước 9:
Bước 9. Khối u ung thư: Các tế bào vì cố gắng thích ứng với môi trường mới (thiếu nước, thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng đột biến), nhưng tiếc rằng các tác nhân gây ung thư thích ứng nhanh hơn và tốt hơn trong tình trạng này. Chúng ở đó và phát triển dần. Có thể mất đến tối thiểu là 10-15 năm vì cơ thể sẽ phục hồi lại sau một thời gian ngắn.
Rất nhiều người chết vì các bệnh nan y, và các căn bệnh này thường đã bắt đầu từ rất lâu trước khi phát bệnh: trung bình là 13 năm.
Ví như với đất nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc: Trong 6 người sẽ có 1 người mắc ung thư. Cứ 10 giây họ có 1 người chết vì ung thư; trong 5 người sẽ có 1 người mắc bệnh liên quan đến tim mạch, cứ 12 giây họ có 1 người chết do tai biến mạch máu não, mỗi phút có tới 7 người mới mắc bệnh tiểu đường,… Đây là hồi chuông cảnh báo sức khoẻ của không chỉ riêng Trung Quốc.
Nhưng điều đáng mừng là, chúng ta hoàn toàn có thể chặn đứng tất cả chỉ cần một hành động rất đơn giản: Uống đủ nước!
Các bác sĩ cho rằng, khi bị cảm mạo, chúng ta hoàn toàn chỉ cần bù nước đủ cho cơ thể là căn bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Đồng thời sức đề kháng của cơ thể sẽ mạnh hơn sau khi chống chọi thành công với các loại virus gây bệnh.
Không chỉ có vậy, lợi ích của nước là vô cùng. Dưới đây là 7 công dụng quan trọng của nước đối với cơ thể người:
Thứ 1, giúp tiêu hoá: Khi chúng ta nhai thức ăn, chúng đã được trộn với nước bọt, dịch vị và được nghiền nhỏ trước khi vào tới dạ dày. Nhưng với một lượng nước vừa đủ, do phản ứng thuỷ phân của nước, sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tan rã của thức ăn đồng thời cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn ở dạng lỏng.
Thứ 2, bài tiết chất thải: Sau khi tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng, chất thải còn lại sẽ được thải ra qua mồ hôi và ruột già, tất cả quá trình này đều phải có sự tham gia của nước.
Thứ 3, bôi trơn các khớp: Việc bôi trơn các khớp trong cơ thể là vô cùng cần thiết, để giảm ma sát giữa các điểm tiếp xúc của xương và khớp. Nước và collagen là nguồn chính thực hiện tốt công việc này.
Thứ 4, cân bằng nhiệt độ cơ thể: Để đảm bảo cho các hoạt động cần cho sinh hoạt cơ thể, cơ thể luôn phải trong trạng thái ổn định về nhiệt độ.
Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, lỗ chân lông sẽ thu hẹp lại, cố gắng lưu được nhiều nước nhất trong cơ thể để giữ nhiệt.
Nếu nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể, mồ hôi sẽ tiết ra, làm tăng độ ẩm và thoát nhiệt qua các mao mạch đang mở rộng, trực tiếp làm giảm phần nhiệt độ mà cơ thể đang tiếp nhận.
Đây chính là một trong những tác dụng quan trọng đảm bảo cho chức năng sinh tồn của con người được hoàn thiện.
Thứ 5, bảo vệ tế bào: Nước tham gia vào quá trình thúc đẩy sự trao đổi chất giữa các tế bào, duy trì trạng thái bình thường, ổn định của tế bào. Ngoài ra, nước còn giúp da có độ ẩm và đàn hồi cần thiết.
Thứ 6, cân bằng máu: nước giúp cho dịch trong mô lưu thông thuận lợi, cân bằng độ pH và độ nhớt trong máu.
Thứ 7, giải độc: Uống 1 ly nước ấm vào sáng sớm có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể. Sau 1 đêm, cơ thể diễn ra rất nhiều các hoạt động trao đổi, và nó cần sự giúp đỡ của nước để thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Thời điểm này, các tế bào giống như những miếng bọt biển khô, nếu chúng ta bù nước kịp thời, tất cả cặn bã và chất thải sẽ được thải ra nhanh chóng trong vòng 40 phút.
Sẽ có rất nhiều người trong chúng ta biết rằng “uống nước rất có lợi cho sức khoẻ”. Nhưng đa số vẫn không chú ý đến việc uống nước, và vẫn coi nhẹ việc này, bởi vì nó đem lại hậu quả về lâu dài mà chúng ta khó lường trước được.
Mong rằng sau bài viết này, quý độc giả sẽ có thể đặt việc uống nước ở đúng vị trí quan trọng của nó.
ĐKN xin đưa ra một trong những cách tính lượng nước nạp vào cơ thể cho cụ thể từng người như sau:
Số lít nước cần = (trọng lượng cơ thể) x 0.04
Lượng nước trên bao gồm cả nước trong thức ăn (như canh, rau, hoa quả, sữa, v.v…) và nước tinh khiết.
Minh Xuân
Xem thêm: