Nhìn chung, rôm thường phát triển ở trẻ em, nhưng một số người trưởng thành có làn da mỏng manh, béo phì nhiều mồ hôi hoặc thể trạng yếu cũng có thể mọc rôm. Ngoài các phần da dày ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, v.v.. các bộ phận khác toàn cơ thể đều có thể mọc rôm.
Sự hình thành rôm sảy là do nhiệt độ và độ ẩm cao vào mùa hè, mồ hôi cơ thể quá nhiều và không thể bay hơi. Mồ hôi thấm vào lớp sừng của biểu bì, gây ra sự tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi. Sau khi mồ hôi tắc nghẽn trong ống tuyến, do áp lực bên trong tăng cao mà phát sinh nứt vỡ, mồ hôi thấm và thâm nhập vào các mô xung quanh gây ra kích thích, tại lỗ chân lông phát sinh mụn rộp và mụn mẩn, sinh ra rôm sảy. Một số chuyên gia y tế cho rằng tắc lỗ chân lông là một nhiễm trùng tụ cầu khuẩn lỗ chân lông nguyên phát, có liên quan đến môi trường nóng và ẩm.
Để ngăn chặn sự xuất hiện của rôm, chủ yếu là chú ý vệ sinh da, tắm và thay quần áo thường xuyên. Những người dễ bị rôm, phải lau khô ngay sau khi tắm, và sau đó thoa một ít phấn rôm. Không chơi dưới trời nắng nóng, không ăn quá nhiều, ăn ít đường và thực phẩm nhiều chất béo, những thứ này đều có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của rôm.
Dưới đây là 9 phương pháp trị rôm tự nhiên mà bạn có thể tham khảo:
1. Hoa tiêu
Cho 10 gram Hoa tiêu vào lọ men sứ, đổ 200 ml nước nấu sôi vặn lửa nhỏ trong 5 đến 6 phút. Sau khi nấu, đợi một lát sờ ấm không bị bỏng tay, lấy nước đó thấm bông gòn lau nhẹ vùng bị rôm. Sau 12h, đầu mụn mủ của rôm thường có thể co và teo lại.
Để củng cố hiệu quả, bạn có thể làm ấm nước Hoa tiêu còn lại trên lửa nhỏ và sau đó lau lại vùng bị rôm. Thông qua xử lý như vậy, rôm có thể biến mất hoàn toàn.
2. Lá mướp
Nước lá mướp giã nát bôi vào vùng bị rôm, 2 hoặc 3 lần một ngày, vài ngày sau có thể thấy hiệu quả.
3. Cam thảo và Hoạt thạch
Rôm tương đối nặng, có thể lấy 1 phần Cam thảo nghiền bột, 2 phần bột Hoạt thạch, vỗ xoa phần bị rôm.
4. Ngô đồng hôi
Cũng có thể lấy 100g Ngô đồng hôi, 200g rau sam nấu nước rửa ngoài.
5. Gừng tươi
Nước ép gừng tươi có thể trị rôm sảy ở trẻ em. Theo kinh nghiệm dân gian nước gừng có thể chữa rôm sảy ở trẻ em, mà hiệu quả còn rất tốt. Trên đầu trẻ mọc rôm, dùng lát gừng tươi chà 1 lần là hết, ngực và lưng cũng vậy, chỉ một lần là khỏi, mà chỉ trong vòng vài tiếng thì đã bay mất hết (sau khi ngủ 1 giấc ngắn dậy), mà nơi từng mọc rôm sẽ không bao giờ mọc lại.
6. Lá dâu tằm
Lá dâu tằm có thể trị rôm. Thời tiết oi bức và đứa trẻ bị mọc rôm. Dùng 200 gram lá dâu khô, 200 gram Đậu xanh và 50 gram Lô cam thạch nghiền thành bột. Mỗi tối sau khi dùng lá dâu đun nước để tắm, hãy thoa một lớp “bột phấn rôm tự chế” này. Chỉ mất bốn đến năm đêm để chữa trị, là hoàn toàn khỏi.
Theo kinh nghiệm, lá dâu tằm phải được hái sau khi sương xuống hoặc sương rơi mặt đất, phơi khô và treo ở nơi thoáng khí bằng túi vải. Lá dâu tươi cũng được, nhưng hiệu quả hơi kém hơn.
7. Rau sam
Hái 1 nắm rau sam, nấu nước, dùng nước đó lau chỗ mọc rôm, sáng tối 2 lần, khi lau tới lần thứ 2, rôm bắt đầu lặn, lau đến 3 lần, rôm biến mất,
8. Vỏ dưa hấu
Thường xuyên nhiệt độ cao, có thể làm cho rất nhiều người đặc biệt là trẻ em mọc rôm, vừa ngứa vừa đau, rất khó chịu. Sau khi ăn hết dưa hấu có thể dùng vỏ dưa chà sát vùng bị rôm, mỗi lần chà sát cho hơi đỏ lên, ngày chà 2-3 lần, ngày thứ 2 thì thấy hiệu quả không ngứa nữa, 2 ngày sau sẽ lên sẹo.
9. Dưa chuột
Mùa hè do cơ thể ra mồ hôi, đôi khi có thể gây ra tình trạng viêm của tuyến mồ hôi, bề mặt da mọc nhiều ban nhỏ đỏ , rất ngứa, cũng chính là rôm. Dùng nước dưa leo tươi hoặc lát cắt dưa leo lần lượt chà vào vùng rôm, 2-3 lần là khỏi hoàn toàn. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với trẻ em.
Liên Hoa sưu tầm