Đại Kỷ Nguyên

9 điều phá giải các ‘tin đồn’ về nước và uống nước

Dường như chưa khi nào có nhiều thông tin về nước như hiện nay, người nói xuôi, người nói ngược. Vậy thực ra là gì?

Nước uống vốn dĩ là điều rất bình thường xưa kia, giống như không khí, chẳng mấy ai quan tâm. Nhưng dần dần môi trường ô  nhiễm, sinh ra nước đóng chai, máy lọc nước, rồi có người mải làm việc mà quên không uống nước… Và nước thành chủ đề quan trọng trong cuộc sống ngày nay.

Rốt cuộc nước nào thì có thể uống được? Nước nào không thể uống? Khi nào nên uống nước?…

1. Sáng sớm ngủ dậy, trước khi đi ngủ có nên uống nước?

Nhiều người bình thường nói, sáng sớm thức đậy cốc nước đầu tiên rất quan trọng rất nên chú trọng, hoặc là trước khi đi ngủ tuyệt đối không nên uống nước.

Sáng sớm thức giấc uống một cốc khoảng trên dưới 200 ml nước thì rất tốt. Nước muối loãng, nước mật ong thậm chí nước hoa quả, ngược lại không được khuyến cáo.

Trước khi đi ngủ cố gắng không nên uống nhiều nước, chủ yếu là tránh đi tiểu đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sau bữa tối uống một chút từng ngụm nhỏ, uống làm nhiều lần, thì hoàn toàn không vấn đề.

2. Có phải một ngày thật sự là cần uống 8 ly nước?

Một ngày cần uống 8 cốc nước, thực ra cũng không phải là không có cơ sở. Lượng nước cơ quan y tế khuyến cáo cho cư dân là 1.5 – 1.7 lít /ngày, đổi ra ly cỡ 200-250 ml thì là 7 – 8 ly.

Thế nhưng, quan trọng là không phải uống mấy cốc, mà cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ thể.

Rất nhiều khi uống 8 cốc cũng không nhất định đủ. Ví dụ, mùa hè hoặc trong môi trường nóng bức ra nhiều mồ hôi. Mùa thu đông khí hậu khô khan, trước, trong, sau khi vận động, muốn uống thì uống thêm vài cốc.

3. Nước khoáng có dinh dưỡng

Nước lọc có hại cho sức khỏe không? Có ý kiến nói rằng, nước lọc không đủ nguyên tố vi lượng, uống dài ngày có thể dẫn tới thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng sức khỏe, phải uống nước khoáng mới khỏe mạnh.

Không sai, trong nước lọc thì là hầu như không có chất khoáng.

Nhưng uống nước là uống nước, muốn bổ sung canxi, bổ sung các loại khoáng chất, đương nhiên phải ăn cơm và thực phẩm khác.

4. Nước của cây nước uống có vệ sinh không?

Nước khoáng hay nước lọc đóng trong bình, chỉ cần là sản phẩm chính hãng uy tín, thì có thể yên tâm.

Nhưng! Thực sự đã có không ít người vì uống nước ở cây nước không sạch, nước nhiễm khuẩn mà đã bị ngộ độc, đã viêm ruột viêm dạ dày cấp tính, không phải là chuyện đùa.

Kiến nghị mỗi 1 ~ 2 tháng một lần, theo sách hướng dẫn vệ sinh cho cây nước uống.

5. Có nhất thiết phải mua máy lọc nước không?

Thẳng thắn mà nói, nó không nhất thiết, nhưng cũng có thể là cần.

Nếu như bạn tìm kiếm loại nước “chất lượng cao hơn”, máy lọc nước chính là để nước máy đạt chuẩn biến thành “chuẩn hơn”. Đặc biệt là nếu môi trường khu vực bạn sống kém, chất lượng nước không tốt, thì đúng là nên có để làm cho nước sạch hơn.

Rốt cuộc có cần thiết phải mua hay không, đương nhiên còn phải xét đến năng lực kinh tế của bản thân.

6. Trẻ em có cần phải uống “nước của trẻ em” không?

Nước của trẻ em hoàn toàn là một điều mơ hồ. Người lớn hay trẻ em đều cần nước sạch, nước sạch là được rồi.

Bất cứ là trẻ em hay là người lớn, đều không nên hy vọng nước có nhiều dinh dưỡng. Nước là nước, đảm bảo vệ sinh là được rồi.

7. Chai nước đã bị phơi nắng có uống được không?

Bình thường đồ uống đóng chai nhựa gặp nước nóng trên 70 độ thì có thể biến dạng, nhưng nói chai nhựa sau khi bị phơi dưới nhiệt độ cao thời gian lâu có thể nguy hại đến sức khỏe thì không.

Nhiều nguồn tin nói rằng trong chai nhựa chứa kim loại nặng antimon, thực ra hàm lượng vô cùng thấp, cũng không thể tạo thành nguy hiểm cho sức khỏe. Mà trong sản xuất chai nhựa cũng không cần thiết có chất dẻo và bisphenol A có hại, vấn đề là tùy vào loại chai nhựa, tùy nhà sản xuất.

Ngày nay, muốn tránh hết các đồ nhựa là không thể, làm được đến đâu thì làm thôi.

8. “Nước đun sôi nhiều lần” có thể uống không?

Cái gọi là “nước sôi nhiều lần” là nước máy được đun sôi nhiều lần, thường bị gắn lên tội danh “nitrit vượt ngưỡng” “dẫn đến ung thư” “dẫn đến thiếu oxy cho cơ thể”…

Tuy rằng trong nước máy có chứa nitrat, mà đun sôi nhiều lần, đúng là có thể làm cho nitrit tăng cao.

Nhưng nước thậm chí nếu đun sôi đến 20 lần, nitrit cũng không lên đến mức nguy hiểm. Hoàn toàn không cần lo lắng nước sôi nhiều lần bị nitrit vượt ngưỡng.

9. Nước để qua đêm có thể uống không?

Nếu như nước đun buổi sáng buổi tối có thể uống, vậy thì nước đun buổi tối, buổi sáng hôm sau tại sao không uống được? Tương tự như nước đun sôi nhiều lần, tin đồn cũng đổ tội cho nitrit. Mà thực nghiệm cũng chứng minh: nước và nước trà để qua đêm (thậm chí qua mấy đêm), lượng nitrit cũng không vượt ngưỡng cho phép là mấy.

Nước nếu mà đã mở nắp chai để lâu thì đúng là không nên uống, rất có thể đã dễ bị bụi hoặc con gì rơi vào.

Liên Hoa

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version