Đông y, thực phẩm có những nhiều loại với các thuộc tính khác nhau: tính mát lạnh, tính ôn bổ, có loại tính nóng ấm. Để chống rét, bạn cần ăn các loại thức ăn có tính nóng ấm, sản sinh nhiều năng lượng.
Dưới đây là các thực phẩm bạn nên bổ sung trong mùa đông lạnh giá.
1. Mật ong tăng cường miễn dịch
Mật ong được gọi là siêu là thực phẩm vì nó chứa một lượng đường tự nhiên lớn, rất nhiều khoáng chất và các vitamin. Mật ong tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh được các virus, vi khuẩn và rất nhiều căn bệnh khi trời lạnh.
Bạn có thể dùng mật ong thay cho đường, cực kỳ hiệu quả để chữa trị đau họng và cảm lạnh. Hãy uống nước mật ong chanh ấm, nước mật ong gừng mỗi ngày sẽ giúp tăng cường chuyển hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
2. Thịt cung cấp năng lượng, ngừa thiếu máu
Nếu tay chân thường bị lạnh, bạn có thể bị thiếu sắt hoặc thiếu máu. Vài người bị tình trạng này đủ dinh dưỡng nhưng lại có vấn đề về hấp thụ chúng. Cách đơn giản là bạn nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt heo, thịt gà nạc để giúp cơ thể ấm hơn.
Cơ thể hấp thu sắt từ thịt dễ dàng hơn là từ rau quả, thực vật. Và tất nhiên là bạn nên ăn kèm thêm trái cây cam chanh để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
3. Ớt sưởi ấm
Ớt làm gia vị, dùng cho các món hầm… Ớt có chứa một hợp chất gọi là capsaicin, làm cho bạn thấy cay và làm nóng ran cả người. Vì vậy, ăn ớt mùa lạnh sẽ giúp cơ thể bạn ấm hơn.
Chất capsaicin thúc đẩy trao đổi chất và chống lại sự tích tụ của chất béo. Theo một nghiên cứu ở Hàn Quốc, khi kết hợp với một chế độ ăn giàu chất béo, capsaicin cho thấy giúp làm giảm trọng lượng cơ thể khoảng 8%.
4. Gừng hoạt hóa tuần hoàn
Gừng là loại gia vị có tính nóng, có tác dụng sinh nhiệt nên giúp làm ấm cơ thể rất tốt, vì thế hãy tăng cường dùng gừng khi chế biến các món ăn trong mùa lạnh hoặc cho thêm một vài lát gừng tươi vào các loại nước uống như trà, nước mật ong, nước nóng…
Bên cạnh đó, gừng có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch nên ăn gừng có tác dụng chống viêm, giúp giảm nguy cơ bệnh tim đồng thời thúc đẩy hệ tuần hoàn khỏe mạnh…
5. Tỏi diệt virus
Mùa đông là khoảng thời gian khá khắc nghiệt đối với những người mắc bệnh viêm phế quản và hen suyễn. Tỏi không chỉ có tác dụng hạ thấp mức cholesterol, mà còn là loại gia vị giúp giữ ấm cho cơ thể. Ăn tỏi sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, làm ấm cơ thể, phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm.
Bạn nên cho một lượng nhỏ tỏi tươi hoặc tinh dầu tỏi vào các món ăn như súp hoặc cháo để giúp bé ngon miệng và phòng chống bệnh tật.
6. Hạt tiêu làm ấm cơ thể
Nhìn chung, các loại hạt tiêu giàu hàm lượng các chất protein và carbon hydrat cao khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng, giúp bổ thận, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá
Nhiều nghiên cứu khoa học uy tín chỉ ra rằng hạt tiêu loại thực phẩm kháng sinh tự nhiên hữu ích với con người.
7. Quế và bột quế
Đây là loại gia vị tính nóng, nằm trong danh sách những thực phẩm giữ ấm cho cơ thể, rất phù hợp với người hay bị lạnh bụng. Trong một số món ăn khi cho thêm quế sẽ có tác dụng ấm bụng và dễ chịu trong thời tiết đông lạnh.
Bột quế còn có vị ngọt nên thường được sử dụng trong các món ăn ngọt như bánh hoặc cho thêm vào những ly trà nóng.
Theo một số nghiên cứu, quế còn có tác dụng giảm các hợp chất độc hại tiềm ẩn trong cơ thể, giúp cho máu lưu thông dễ dàng, vì thế loại gia vị này rất an toàn cho sức khỏe.
8. Chuối dễ hấp thu
Quả chuối là loại thực phẩm phổ biến giàu vitamin nhóm B và magiê, có khả năng giúp tuyến giáp và tuyến thượng thận điều hòa nhiệt độ cơ thể trong mùa lạnh. Một quả chuối cung cấp khoảng 10% lượng magiê và vitamin B mỗi ngày.
9. Các loại hạt khô
Các loại hạt quả khô không chỉ là món ăn vặt ngon miệng mà chúng chứa các axit béo, protein và vitamin E cần thiết, có tác dụng làm cơ thể bạn ấm dần lên, tăng cường khả năng chịu lạnh cho cơ thể.
Ăn các loại hạt khô không chỉ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn mà còn giúp cơ thể bạn làm việc tích cực hơn để tiêu hóa lượng thức ăn đã hấp thụ và làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn.
Một số thực phẩm không nên ăn nhiều khi trời lạnh
Trong ngày lạnh, bạn không nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính hàn như rau câu, dưa chuột, dưa hấu, nghêu, sò, lươn… Đồng thời cũng nên hạn chế các loại thực phẩm giàu omega-6 như dầu bắp, dầu mè hay các loại dầu thực vật khác để giảm nguy cơ bị viêm khớp, hen suyễn.
Những món ăn lạnh như kem, nước đá cũng không nên dùng trong ngày lạnh. Những món ăn này sẽ khiến thân nhiệt bị giảm xuống, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, thậm chí có thể dẫn tới cảm lạnh.
Minh Hoàng