Đại Kỷ Nguyên

Ăn thực phẩm giàu I-ốt sẽ giúp bạn chống lại ung thư vú

Phụ nữ thiếu I-ốt có thể dễ mắc ung thư vú hơn. Ăn nhiều các thực phẩm chứa I-ốt có thể làm giảm nguy cơ.

Có lời đồn đại rằng chụp X-quang ngực là cách số một để tránh bị ung thư vú. Nhưng thực ra, cách ngăn ngừa ung thư vú thực sự bắt đầu từ dinh dưỡng, thể thao, giảm căng thẳng và độc tố từ môi trường.

Khi nói tới dinh dưỡng, một trong những dưỡng chất quan trọng nhất chống lại ung thư vú là I-ốt. Nếu bạn chưa từng nghe tới chuyện này, bạn có thể nghĩ tới mối liên hệ giữa I-ốt và tuyến giáp. Quá ít I-ốt thì dẫn tới phì đại tuyến giáp, hay còn gọi là bướu cổ.

Cơ thể không thể tự sản xuất I-ốt mà bạn phải hấp thụ từ thức ăn hay thuốc bổ sung.

Nhưng I-ốt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe vú của phụ nữ. Thực ra, ở phụ nữ thì I-ốt được dự trữ nhiều ở vú hơn chứ không phải ở tuyến giáp.

Đây là cách tự nhiên để bảo vệ trẻ sơ sinh. I-ốt rất quan trọng cho phát triển trí não ở trẻ. Trữ I-ốtine trong vú bảo đảm nguồn cung khoáng chất thiết yếu cho trí não này trong sữa mẹ. Nhưng khi nguồn cung I-ốtine thấp, không chỉ có trẻ sơ sinh gặp nguy hiểm. Phụ nữ thiếu I-ốtine rất dễ phát triển ung thư vú.

Tôm là nguồn cung cấp I-ốt rất tốt. (Samira Bouaou/Đại Kỷ Nguyên)

Mối liên hệ giữa lượng I-ốt thấp và ung thư vú là gì?

Khi nồng độ I-ốtine thấp, buồng trứng sản sinh ra nhiều estrogen. Lượng Estrogen cao trong máu làm tăng các nguy cơ ung thư các bộ phận sinh dục như ung thư tiền liệt tuyến, nội mạc tử cung, buồng trứng, và ung thư vú.

Hơn nữa, lượng I-ốtine thấp còn làm tăng độ nhạy của các thụ thể estrogen ở mô vú. Tuyến vú từ đó tiếp nhận nhiều estrogen, làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Tiến sĩ Bernard Eskin là người đi tiên phong trong nghiên cứu I-ốt. Ông đã khám phá ra rằng mô vú thiếu I-ốt dễ có các biến đổi tiền ung thư và rằng I-ốt có thể đảo ngược các biến đổi này.

Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cho thấy rằng 9 loại gene làm tăng I-ốtine và 14 loại gen làm giảm I-ốt ở trong tế bào ung thư vú, dẫn tới chết tế bào và ức chế sự phát triển khối u. Nghiên cứu khác trên động vật cho thấy I-ốt có thể làm giảm tỷ lệ ung thư vú tới 2.5 lần.

Và trong khi I-ốtine đẩy nhanh cái chết của tế bào ung thư, thì các tế bào thường không bị ảnh hưởng.

Nghiên cứu dịch tễ học ủng hộ tầm quan trọng của I-ốtine đối với sức khỏe của vú.

Ở Nhật bản tỷ lệ ung thư thấp hơn ở Hoa Kỳ 66%. Cùng lúc, phụ nữ Nhật tiêu thụ từ 3 tới 13 mg I-ốtine mỗi ngày. Nhưng hàm lượng dinh dưỡng tham khảo ở Hoa Kỳ (DRI) đối với I-ốt chỉ là 0.15 mg một ngày (hoặc 0.29 mg cho bà mẹ mang thai và cho con bú)

Theo một vài ước đoán, một phụ nữ Nhật tiêu thụ lượng I-ốt gấp 25 lần một người phụ nữ ở Mỹ. Nhưng khi phụ nữ Nhật chuyển sang chế độ ăn thiếu I-ốt như của phương Tây, tỷ lệ ung thư vú lại tăng lên tương đương với mức độ ở Hoa Kỳ.

Từ những năm 1920 người Mỹ lấy I-ốtine từ muối I-ốt. Nhờ vào nỗ lực của chính phủ thêm I-ốt vào trong muối ăn để tránh tình trạng bướu cổ. Tuy nhiên vào những thập niên gần đây tuyên truyền giảm lượng muối trong thức ăn đã làm giảm luôn lượng I-ốtine cần thiết từ khẩu phần ăn của phụ nữ. Kể từ những năm 1970 thì tỉ lệ thiếu I-ốtine tăng lên gấp 4 lần.

Độc tố từ môi trường cũng làm hạ lượng I-ốtine. Một nhóm các hóa chất có gốc halogen (chứa Clo, Flo hoặc Brome) gắn vào các thụ thể trong tế bào vốn bình thường dành cho I-ốt. Chúng làm giảm khả năng hấp thụ và sử dụng I-ốt của cơ thể. Những hợp chất halogen này bao gồm cả perchlorate, một hóa chất dùng làm nhiên liệu cho tên lửa. Perchlorate giờ làm nhiễm độc nguồn nước ngầm, đất, và thực phẩm.

Clo và Flo trong nước uống cũng ức chế I-ốt. Brom trong bột mì, bánh mì và các sản phẩm nướng cũng vậy.

Cá hồi là nguồn cung I-ốt rất tốt. (Samira Bouaou/Đại Kỷ Nguyên)

Nếu thiếu I-ốt bạn vẫn có thể làm tăng lượng I-ốt và bảo vệ cơ thể khỏi các nguy hiểm – bao gồm ung thư vú. Vấn đề là cơ thể không thể tự sản xuất I-ốt. Bạn phải lấy từ thức ăn hay thuốc bổ sung.

Nguồn thực phẩm cung cấp tốt I-ốt bao gồm:

Nguồn I-ốt tốt nhất là từ rong biển. Chúng có chứa lượng I-ốt gấp 10 hoặc hơn so với các thực phẩm khác. Đây là loại thực phẩm rất tốt chống lại ung thư vú. Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy rong biển còn hữu hiệu hơn thuốc hóa trị fluorouracil trong điều trị ung thư vú.

Bài viết được đăng lần đầu trên greenmedinfo.com

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Nguyên Nha biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version