Những năm gần đây, kỹ thuật điều trị ung thư phổi có bước tiến vượt bậc so với các loại khác, nhiều liệu pháp trị liệu mới đã thực sự mang tới tín hiệu vui cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu.
Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư phổi được xem là loại phổ biến nhất trên thế giới với số ca tăng thêm 0,5% mỗi năm. Tại Việt Nam, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở nam giới và là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở nữ giới. Mỗi năm, chúng ta có khoảng 22.000 ca mắc mới và 19.500 bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm có thể tăng khả năng điều trị thành công và giúp bệnh nhân kéo dài sự sống.
Những năm gần đây, kỹ thuật điều trị ung thư phổi có bước tiến vượt bậc so với các loại khác, nhiều phương pháp mới được công bố đã thực sự mang tới tín hiệu vui cho bệnh nhân giai đoạn đầu. Điều trị ung thư phổi truyền thống thường bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị mới như: Sử dụng thiết bị phẫu thuật ”Da Vinci TM”, điều trị trúng đích, liệu pháp miễn dịch… là những phương pháp điều trị mới thực sự có hiệu quả. Vậy cụ thể những biện pháp đó như thế nào? Trước tiên, bác sỹ cần làm các loại xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu để xác định mức độ lây lan của khối u.
Kiểm tra phân loại và xác định mức độ lan rộng của ung thư trước khi trị liệu
Theo bác sỹ Lý Triển Huy, chủ nhiệm khoa ngoại lồng ngực trung tâm điều trị Northwell Health, ung thư phổi có thể được chia thành 2 loại, loại Ung thư phổi tế bào nhỏ (Small Cell Lung Cancer, SCLC) và loại Ung thư phổi tế bào không nhỏ (Non-Small Cell Lung Cancer, NSCLC). Loại NSCLC là loại thường hay xảy ra, 85% các trường hợp chẩn đoán ung thư phổi đều thuộc loại NSCLC. Hai loại này được điều trị bằng những phương pháp khác nhau, vì vậy điều quan trọng cần kiểm tra xem bệnh nhân mắc loại nào.
Dựa trên tính chất và tình trạng cụ thể có thể xác định các giai đoạn bệnh. Theo đó, bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ thường là ung thư giai đoạn cuối, khó có thể làm thủ thuật để loại bỏ triệt để. Các giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ bao gồm: giai đoạn hạn chế, khối u chỉ được tìm thấy trong một lá phổi và các mô xung quanh nó; giai đoạn mở rộng, khối u đã lan sang các mô của lồng ngực bên ngoài phổi hoặc các cơ quan ở xa khác trên cơ thể.
Theo bác sỹ Tưởng Uy Liêm, bác sỹ điều trị khoa Ung bướu Trung tâm y khoa Israel, Bệnh viện Mount Sinai, Hoa Kỳ, với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đầu, các tế bào ung thư chưa bị di căn, thân thể khỏe mạnh, chức năng tim phổi vẫn hoạt động bình thường, có thể thông qua phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tuy nhiên, khi tế bào ung thư đã di căn ra những khu vực khác, phẫu thuật sẽ không có tác dụng mà phải áp dụng các liệu pháp như hóa trị, điều trị trúng đích hay những phương pháp điều trị mới để trị liệu. Dưới đây là ba liệu pháp mới trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.
3 liệu pháp điều trị ung thư phổi mới
1. Sử dụng thiết bị phẫu thuật ”Da Vinci TM”
Thiết bị phẫu thuật ”Da Vinci TM” là hệ thiết bị phẫu thuật có sử dụng robot, trong đó bao gồm phần robot tự động, phần kiểm soát, và theo dõi như trợ lý bác sĩ phẫu thuật. Máy có phần nội soi và có ba cánh tay để gắn kẹp vào dao phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật điều khiển từ xa, kiểm soát hoạt động phẫu thuật bằng cách xem hình ảnh của vị trí phẫu thuật trên một màn hình đã được cài đặt.
Thiết bị phẫu thuật Da Vinci TM cho phép điều khiển chính xác ngay cả trong một không gian hẹp với tầm nhìn rõ ràng bằng hình ảnh 3D có độ phân giải cao. Các dụng cụ phẫu thuật được thiết kế với một loạt các chuyển động giống như cổ tay của con người, có chức năng điều khiển các ngón tay co lắc. Những tính năng này phục vụ cho công tác phẫu thuật an toàn và chính xác hơn.
Hệ thống này cho phép tầm nhìn rộng hơn 10 lần so với mắt thường trong quá trình phẫu thuật. Nó giúp thực hiện tốt các ca phẫu thuật phức tạp và nhạy cảm hơn so với việc thực hiện phẫu thuật bằng bàn tay con người. Những lợi ích của hệ thống này là: mất máu ít, khả năng hồi phục nhanh, bệnh nhân có thể trở lại làm việc bình thường sau một đến hai tuần, chỉ cần nằm viện từ 3 – 4 ngày sau phẫu thuật.
2. Liệu pháp điều trị trúng đích
Điều trị trúng đích là phương pháp kiểm tra đột biến gene để lựa chọn loại thuốc nhắm trúng đích, khiến gene đột biến bị khóa, ngăn chặn sự phát triển và thu gọn kích thước khối u. Với các bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, cần phải xét nghiệm sinh thiết khối u để kiểm tra gene EGFR và gene ALK.
Phương pháp trị liệu này có thể giúp những bệnh nhân điều trị bằng hóa trị, xạ trị không hiệu quả có thể sống thêm từ 5 tới 10 năm, thậm chí có những bệnh nhân khi phát hiện khối u đã bắt đầu lan rộng, có người còn bị di căn não, điều trị bằng phương pháp này tỉ lệ sống cũng rất cao.
Ưu điểm của liệu pháp là tác dụng phụ tương đối ít, bệnh nhân không bị rụng tóc, khả năng miễn dịch không giảm bớt. Các tác dụng phụ thường gặp là nổi mẩn trên da, tiêu chảy, dạ dày khó chịu, huyết áp tăng cao. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể kiểm soát và một tháng sau có thể dần dần giảm thiểu.
Hiện nay đã có thuốc điều trị trúng đích loại không tế bào nhỏ ở giai đoạn muộn thứ IV. Loại điều trị giai đoạn thứ I đến thứ II trước đây không có nhiều tác dụng đối với loại ung thư phổi đã di căn lên não; loại điều trị bắt đầu từ giai đoạn III có thể tác dụng tới não bộ, có thể kiểm soát vấn đề di căn lên não; sau một thời gian uống thuốc, gen của bệnh nhân sẽ có chuyển biến, lúc này dùng thuốc điều trị cho giai đoạn thứ IV, mới có thể kiểm soát các tế bào biến đổi gen.
Thuốc điều trị trúng đích mặc dù có hiệu quả như vậy, tuy nhiên vẫn có một bộ phận bệnh nhân có thể bị kháng thuốc sau khi sử dụng từ 3 tới 5 năm. Hiện nay, mặc dù các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu loại mới, tuy nhiên bệnh nhân ung thư phổi có thể chuyển sang áp dụng liệu pháp điều trị này.
3. Liệu pháp miễn dịch
Đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư phổi bằng cách nhân rộng các tế bào miễn dịch (gồm tế bào sát thủ Lymphokine hoạt hóa – LAK, tế bào sát thủ tự nhiên – tế bào NK, Cytotoxic T Lymphocytes – CTL, tế bào đuôi gai – DC…) trong môi trường phòng thí nghiệm, sau đó hoạt hóa và tiêm trở lại cơ thể bệnh nhân. Kết hợp các loại thuốc kháng thể để kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Qua đó giúp tăng sức mạnh hệ miễn dịch của bệnh nhân, ngăn chặn và tiêu diệt lại các tế bào ung thư.
Hiện nay, liệu pháp miễn dịch cũng đã có thể điều trị giai đoạn I và II, các nhân viên nghiên cứu đang không ngừng tìm ra loại thuốc có công dụng tốt hơn và tác dụng phụ ít hơn. Đây là tin vui cho các bệnh nhân ung thư phổi, làm giảm đi sự lo lắng và mang lại hy vọng cho họ.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiên Định