Đại Kỷ Nguyên

Bàng quang “thần kinh”: bệnh cũ, tên lạ, là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận

Không ai nghĩ được rằng bàng quang mà cũng có thể bị thần kinh, nghe thật kỳ lạ, nhưng cái tên mới mẻ này lại khiến rất nhiều người khốn đốn.

Thậm chí, có người vì không phát hiện sớm mà phải chịu cảnh cả đời sống chung với ống thông tiểu bàng quang. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt, thật sự rất phiền toái.

Người này thường xuyên đi tiểu nhiều lần, tiểu dầm, tiểu không kiểm soát trong nhiều năm, đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm.

Đến 2015, xuất hiện tình trạng suy thận, thủng bàng quang, tình hình rất nghiêm trọng. Bác sĩ chỉ định mổ thông bàng quang, cắt bỏ và tạo hình bàng quang mới.

Sau ca phẫu thuật ở bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân được giới thiệu đến Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị chuyên khoa.

Tại đây, các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh nhân này bị bàng quang thần kinh do hở ống sống. Trường hợp này do đã mổ cắt bàng quang nên phải đặt thông tiểu bàng quang cả đời.

Chưa kể là bệnh nhân này cũng phải tuân thủ một chế độ điều trị khắt khe để bệnh tình không tiến triển nặng thêm, nếu không thì có thể phải chạy thận nhân tạo và nguy hiểm đến tính mạng.

Như thế nào là đang bị bàng quang thần kinh?

Bàng quang thần kinh là do tổn thương một phần nào đó của hệ thần kinh khiến bàng quang không tự kiểm soát được khiến nó hoạt động quá mức hoặc giảm hoạt động mà biểu hiện là:

Đi tiểu nhiều lần

Không kiểm soát được việc đi tiểu, tiểu gấp, tiểu dầm

Buồn tiểu liên tục nhưng bí tiểu, khó tiểu, tiểu nhỏ giọt do bàng quang không tống hết nước tiểu ra ngoài được.

 

Theo TS. BS. Đỗ Đào Vũ, PGĐ Trung tâm Phục hồi chức năng Bạch Mai, bàng quang thần kinh là hậu quả của những tổn thần kinh như tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não, bệnh lý parkinson, bệnh lý về tủy sống, bệnh lý đái tháo đường, HIV, các vấn đề về sinh dục như herpes… làm cho người ta tiểu không kiểm soát.

Nước tiểu ứ đọng lại lâu dài dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm thận, sỏi….tiến triển lâu dài có thể suy thận.

Bệnh này khiến bạn gặp tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều, thậm chí tiểu dầm

Điều trị bằng cách nào?

Liệu pháp tâm lý: có thể làm giảm sự hoạt động quá mức của bàng quang, nhờ kết hợp sức mạnh ý chí và việc tập thể dục.

Bài tập có tên Kegel: chủ yếu tăng cường vận động cơ vùng xương chậu cũng có thể có tác dụng tốt.

Liệu pháp điện kích thích: các điện cực được đặt gần dây thần kinh, gây ra các kích thích giống những xung điện mà thông thường sẽ được dẫn truyền bởi dây thần kinh nếu chúng không bị tổn thương.

Thuốc điều trị: có thể dùng là thuốc giảm co thắt cơ và chấn động, thuốc gây ra các cơn co thắt. Thuốc điều trị bàng quang hoạt động quá mức có thể cải thiện hoặc làm giảm triệu chứng khó chịu hoặc không kiểm soát.

Phẫu thuật, đặt ống thông bàng quang:  là biện pháp cuối cùng, bàng quang không thể tự thoát nước được và phải dùng ống thông để đảm bảo sự thoát nước. Thử nghĩ, lúc nào bạn cũng phải đeo bệnh mình một hệ thống ống thông, dẫn nước tiểu từ bàng quang ra, quả thực là phiền toái.

Để không dẫn đến cuốc sống trong hoàn cảnh oái oăm, thì điều trị sớm là một điều then chốt, nên bất cứ ai gặp phải tình trạng trên, hãy cố gắng điều trị thật sớm.

Tú Linh

Xem thêm:


Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.


 

Exit mobile version