Đại Kỷ Nguyên

Bàn về thực liệu y học cổ truyền điều trị bệnh sởi

Theo quan điểm của y học cổ truyền, thực phẩm có thể được sử dụng như một loại thuốc để điều trị bệnh tật. Các loại rau, trái cây, đậu đỗ… rất đỗi bình thường mà chúng ta thường hay bỏ qua đều có thể chữa được bệnh. Sau đây sẽ nói về chế độ ăn của bệnh sởi – bệnh dịch đang bùng phát ở trẻ nhỏ.

1. Nấm

Nấm có thể làm sởi sớm bay và bệnh nhi nhanh khỏi hơn. (Ảnh: Pixabay)

Các bác sĩ đều cho rằng nấm hương hoặc nấm ăn có tính phát phong, động khí, nhưng nó có tác dụng ích vị khí, mờ ban chẩn. Nếu nốt sởi của trẻ thấu phát (mọc) không nhanh, nên dùng nấm hương khô 6 ~ 10 g (hoặc 15 ~ 20 g nấm tươi), 1 con cá diếc tươi, hầm với ít muối để làm canh uống. Dân gian vùng Cú Dung, Giang Tô, Trung Quốc thường sử dụng một mình canh nấm, có thể làm sởi sớm bay, nhanh khỏi. (Bác sĩ Vương Tân Lương, khoa Nhi, Bệnh viện trực thuộc thứ hai của Đại học Y Hà Bắc cho biết).

2. Tề thái

Cây rau tề thái. (Ảnh: Wemp.app)

Theo kinh nghiệm dân gian của vùng Quảng Tây và Phúc Kiến (Trng Quốc), bệnh sởi nên được điều trị bằng cây rau tề thái sắc nước uống. Chẳng hạn như “Thảo dược dân gian Phúc Kiến” đã giới thiệu: Điều trị cho trẻ em bị sởi thể hỏa thịnh: Rau tề thái tươi 50 ~ 100 g, hoặc rau tề khô 40 ~ 50 g, cùng với Bạch mao căn 200 ~ 250 g, sắc nước, uống thường xuyên thay trà. Theo một báo cáo khác, dùng để phòng bệnh sởi: 1000 g rau tề thái, thêm 1000 ml nước, đun đặc thành 500 ml. Mỗi ngày một lần, mỗi lần uống 100 ml. 150 người dùng để phòng bệnh, chỉ có 7 người phát bệnh, mà trong nhóm đối chứng 130 người, có 56 người phát bệnh. Có thể thấy rằng cho dù được sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị, trẻ em đều nên dùng.

3. Vỏ đậu xanh

Lấy vỏ hạt đậu xanh làm thuốc. (Ảnh: Pixnio.com)

Là ngâm đậu xanh với nước cho nở, đãi ra lấy vỏ. Thông thường, có thể lấy vỏ của đậu sau khi đã mọc thành giá bong ra đem phơi khô để dùng dần. Vỏ đậu xanh tính mát, vị ngọt. Bản thảo cương mục có viết: Vỏ đậu xanh giải nhiệt độc. Tùy tức cư ẩm thực phổ cũng có viết: Vỏ đậu xanh thanh phong nhiệt, tiêu màng mắt, hóa ban chẩn. Điều trị bệnh sởi kết hợp với viêm ruột: Vỏ đậu xanh 5g, sắc nước, thêm 5g đường trắng hòa tan uống cùng, cho tới khi khỏi hẳn mới thôi.

4. Kim ngân hoa

Kim ngân hoa giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt. (Ảnh: trungtamduoclieu.vn)

Có thể thanh nhiệt, giải độc, phù hợp cho trẻ em mắc bệnh sởi phát sốt tương đối cao, đun nước uống thay trà. Bản thảo chính cho rằng: Kim ngân hoa, hóa độc mạnh, dùng 100 g thi thoảng sắc uống cực hiệu quả. Các bác sĩ cổ đại và hiện đại cũng sử dụng nó trong các bài thuốc điều trị bệnh sởi cho trẻ em. Bạn cũng có thể sử dụng sương kim ngân như một thức uống trà trực tiếp. Kim thị dược thiếp chỉ ra rằng: Kim ngân hoa chuyên trị thai độc và các loại mụn nhọt nhiệt độc.

5. Anh đào

Quả anh đào. (Ảnh: do.emedemujer.com)

Có tác dụng phát hãn, bay sởi, phàm là sởi khởi phát, hoặc thời kỳ sởi mọc mà chưa bay đều thích hợp. Dân gian có dùng anh đào tươi 1500 g, được niêm phong trong một lon, và sau đó lon được chôn dưới đất. Sau một tháng, được lấy ra và anh đào tự biến thành nước, bỏ hạt dùng dần. Khi trẻ mọc sởi, cho bệnh nhân uống 1 cốc. Cũng có thể ép anh đào tươi ra nước 20 – 30 ml, hâm ấm và uống.

6. Lô căn (sậy)

Lô căn. (Ảnh: dongythienluong.com)

Có thể thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, đặc biệt thích hợp bệnh nhi sởi khi sốt cao miệng khát uống. Dân gian thông thường dùng lô căn tươi 50 g, phối hợp củ cải tươi 120 g, hành 7 củ, oliu xanh 7 quả, nấu cùng thành canh uống thay trà, càng có hiệu quả thúc đẩy bay sởi.

Ngoài ra, trẻ bị sởi cũng nên ăn cháo loãng, bột củ sen, mì, đậu phụ, sữa, súp đậu đỏ, súp đậu xanh, súp củ cải, rau xanh, cải bó xôi, hoa kim châm, rau dền đỏ, dưa hấu, dưa chuột, lê, rượu, giấm thơm balsamic, cá chép, cá mè trắng, cá trích, thịt nạc, v.v.

Liên Hoa
Theo cnkang.com

Video hay

Exit mobile version