Cán bộ y tế Trạm Y tế xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, đã xử trí cấp cứu ban đầu thành công đối với cháu Đồng Gia H. bị phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem mũi 1.
Ngày 26/1, Sở Y tế Hải Dương cho biết các cán bộ y tế Trạm Y tế xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, đã xử trí cấp cứu ban đầu thành công đối với cháu Đồng Gia H. sinh ngày 26/8/2017 bị phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem mũi 1.
Ngày 25/1, Trạm Y tế xã Hưng Đạo đã tổ chức tiêm phòng cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng. Tại đây, cháu H. đã được khám, xác định khỏe mạnh nên được chỉ định tiêm vắcxin Quinvaxem và uống vắcxin phòng bại liệt mũi 1 tại trạm y tế xã.
Sau tiêm, cháu H. được theo dõi 30 phút tại trạm. Tuy nhiên, sau khi cháu được đưa về nhà khoảng 45 phút thì có biểu hiện tím tái và được gia đình đưa đến trạm y tế lúc 10 giờ 40 phút cùng ngày.
Bác sỹ Nguyễn Văn Tố, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, cho biết cháu H. được gia đình đưa đến trạm trong tình trạng tím tái, khó thở, vẻ mặt lờ đờ và đã được xác định là bị sốc nặng. Ngay lập tức, cháu đã được tiêm adrenalin, thở ôxy… theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế và chuyển lên Bệnh viện Nhi Hải Dương để cấp cứu.
Hiện tình trạng sức khỏe của cháu H. đã ổn định. Đây là trường hợp sốc phản vệ đầu tiên đã được Trạm Y tế xã cấp cứu ban đầu thành công.
Theo các chuyên gia, cốc phản vệ là trường hợp vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh, cần xử lý rất nhanh.
Các phụ huynh có con em trong độ tuổi tiêm chủng cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn, theo dõi sát trẻ sau khi tiêm 30 phút tại trạm y tế và sau khi đưa trẻ về nhà, nếu thấy có bất thường phải đưa ngay đến cơ sở y tế.
Các chuyên gia đa phần đều cho răng tiêm vắc-xin hoàn toàn an toàn, tuy nhiên trên thực tế đã ghi nhận nhiều tai nạn, biến chứng xảy ra ở trẻ sau khi tiêm. Riêng đối với loại vắcxin 5 trong 1 Quinvaxem chủng ngừa cho 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, vi khuẩn Hib, tình hình tai biến dường như phức tạp hơn. Trong suốt thời gian từ khoảng giữa 2015 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận một số trường hợp trẻ em tử vong sau khi tiêm loại vắc-xin này.
Hiện tượng sốc vắc xin không phải là vấn đề được ghi nhận riêng ở Việt Nam, mà là tình trạng phổ biến trên thế giới. Ngay tại Mỹ, tính đến tháng 4/2017, tổng tiền bồi thường cho các nạn nhân của tiêm chủng tại Mỹ đã vượt qua 3,6 tỷ đô la.
Theo nhà nghiên cứu Neil Miller, trung tâm lưu trữ dữ liệu về các trường hợp bị tổn thương sau khi tiêm vắc-xin tại Mỹ đã ghi nhận hơn 500.000 báo cáo, mỗi năm có hơn 30.000 báo cáo mới liên quan được bổ sung vào đây. Ông Neil Miller là tác giả của nhiều nghiên cứu về vắc-xin, trong đó có cuốn “Miller’s Review of Critical Vaccine Studies: 400 Important Scientific Papers Summarized for Parents and Researchers”. Ông cho rằng, con số thực tế là cao hơn rất nhiều lần vì nhiều lý do khác nhau.
Mỗi cá thể phản ứng với vắcxin ở các mức độ khác nhau, từ sốt, sưng đau tại chỗ tiêm hoặc có những phản ứng mạnh với vắcxin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong… Do đó các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi tiêm.
Minh Hoàng t/h