Đại Kỷ Nguyên

Bệnh cúm trở nặng có nguy cơ gây tử vong, hãy nhận diện sớm nhờ các dấu hiệu này

Mới đây, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết một người phụ nữ 26 tuổi thể trạng béo phì vừa tử vong do cúm A/H1N1. Cùng ngày, một bệnh nhân đái tháo đường nhiễm cúm A/H1N1 đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM trong tình trạng nguy kịch.

Đặc biệt nhóm nguy cơ cao như người béo phì, mắc đái tháo đường, HIV, trẻ em, người già v.v là những đối tượng dễ bị các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về bệnh cúm để tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.

Các triệu chứng của cúm

Ảnh: Entrenamiento.com

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) , bạn có thể mắc cúm nếu có một vài hoặc tất cả các triệu chứng dưới đây:

Một điều quan trọng cần lưu ý là không phải mọi bệnh nhân cúm đều sốt.

Bạn nên làm gì nếu bị ốm

Hầu hết mọi người mắc cúm đều ở mức độ nhẹ và không cần chăm sóc y tế hay uống thuốc chống virus. Nếu bạn có các triệu chứng cúm, trong hầu hết các trường hợp bạn nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác trừ khi cần sự chăm sóc y tế.

Đeo khẩu trang để tránh các nguồn lây khác và lây cho người khoẻ mạnh. (Ảnh: brilio.net)

Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng cúm và nằm trong nhóm nguy cơ cao, hoặc ốm nặng, hay lo lắng về bệnh tình của mình, hãy liên lạc với chuyên gia y tế.

Một số người có nguy cơ cao sẽ dễ mắc các biến chứng nặng do cúm (trẻ nhỏ, người lớn trên 65 tuổi, người béo phì, phụ nữ mang thai và người mắc một số bệnh mạn tính, bệnh suy giảm miễn dịch v.v.). Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao và có triệu chứng cúm, tốt nhất bạn nên liên hệ sớm với bác sĩ về bệnh tình của mình. CDC khuyến cáo người có nguy cơ cao nên dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt, vì lợi ích đạt được cao nhất khi bắt đầu điều trị trong vòng 2 ngày sau khởi phát bệnh.

Bạn có cần đến khoa cấp cứu khi mắc cúm?

Câu trả lời là không. Khoa cấp cứu chỉ nên dành cho những người bệnh nặng. Bạn không nên đến phòng cấp cứu nếu chỉ bị bệnh nhẹ. Nếu bạn không bị cúm mà đến khoa cấp cứu thì có thể bị lây cúm từ người mắc.

Bạn nên đến phòng cấp cứu nếu có các dấu hiệu nguy kịch của bệnh cúm.

Các dấu hiệu nguy kịch của bệnh cúm

Ở trẻ em

Bên cạnh các dấu hiệu ở trên, mọi trẻ sơ sinh đều phải đến viện ngay nếu có một trong các dấu hiệu:

Ở người lớn

Bạn nên ở nhà bao lâu nếu bị cúm?

Ảnh: blogdarafaella.com

CDC khuyến cáo bạn nên ở nhà ít nhất 24h sau khi hết sốt, trừ khi bạn cần sự chăm sóc y tế hoặc các nhu yếu phẩm khác. Hết sốt là khi thân nhiệt trở về bình thường mà không cần dùng thuốc hạ sốt. Cho tới khi hết sốt, bạn nên ở nhà, tránh đi làm, đến trường, mua sắm, tham gia các sự kiện xã hội hay tập trung công cộng.

CDC cũng khuyến cáo trẻ từ 18 tuổi trở xuống có triệu chứng cúm hoặc nghi cúm không được dùng Aspirin hay các sản phẩm chứa salicylate vì có thể gây một biến chứng hiếm gặp những rất nặng là hội chứng Reye – hội chứng bệnh lý não – gan, ít gặp nhưng rất nguy hiểm nếu mắc phải .

Bạn nên làm gì khi bị ốm

Giữ khoảng cách với người khác xa nhất có thể để tránh lây nhiễm cho họ. Nếu bạn phải đi ra bên ngoài nhà thì nên đeo khẩu trang, ho và hắt hơi vào khăn giấy. Rửa tay thường xuyên để tránh lây cúm cho người khác.

Ảnh: ViCare

Bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến bệnh cảm cúm khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.

Bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến bệnh cảm cúm khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.

Hãy chú ý ăn các món lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi, cháo giải cảm, nước chanh tươi ấm pha mật ong…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em.

Người bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến bệnh cảm cúm khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.

Đại Hải t/h

Exit mobile version