Đại Kỷ Nguyên

Bệnh theo miệng mà vào – Mách bạn cách kiêng cữ cho 17 bệnh thường ngày

Người xưa có câu: “Bệnh tòng nhập khẩu” – Bệnh theo miệng mà vào. Do đó, ăn uống là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong phòng và điều trị bệnh.

Doãn Chân Nhân nói: người ta có 3 thứ dục: ham ăn, ham ngủ và sắc dục. Trong ba thứ này, ăn uống là căn bản. Người biết dưỡng sinh thì uống trước khi khát, nhưng không uống quá nhiều. Nên ăn ít mà ăn nhiều lần, không nên ham ăn nhiều mà khó chịu, thường nên để đói một chút hãy ăn.

(Ghi chú: Doãn Chân Nhân – Doãn Hỷ là người tu luyện đạo gia, có đôi mắt sáng ngời, thân hình cao ráo, phong thái nho nhã, tay dài đến gối, tướng mạo đường đường. Từ nhỏ, Doãn Hỷ đã thích đào sâu nghiên cứu thuật tu hành, giỏi quan sát tinh tú. Ông tu thân tích đức, sống nhân nghĩa thiện lương, không màng danh lợi.)

Theo Đông y:

Những bệnh hư hàn cần kiêng các thực phẩm sống, lạnh. Thực phẩm sống, lạnh phần lớn có tính hàn lương (lạnh mát)… ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ðặc biệt người tỳ vị hư hàn, hoặc đang uống thuốc ôn (ấm), thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ hoãn vị nên ăn các thức ăn có tính ôn ấm có tác dụng ấm trung tiêu, có tác dụng tốt trong quá trình tiêu hóa.

Người mắc bệnh âm hư hỏa vượng, tạng nhiệt, háo khát cần kiêng ăn thực phẩm cay nóng, cay nóng sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Ăn nhiều đồ sống lạnh lại có thể giảm được bệnh tật, thậm chí khỏi bệnh.

Dưới đây là bảng tổng hợp các thực phẩm nên và không nên dùng cho các chứng bệnh thường gặp, bạn đọc có thể tham khảo.

Stt Bệnh Không nên dùng Nên dùng
01 Cảm lạnh Nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa Gừng, nghệ, sả
02 Viêm mũi dị ứng Như trên + mắm các loại Như trên (Nt)
03 Viêm xoang Như trên + Chuối già, khoai lang, khoai mì, cà bát, cà tím, cà pháo, thịt gà, rau dền Nt
04 Hen suyễn Mắm, nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa, cà bát, cà pháo, sữa hộp, cải bẹ xanh, măng tre, tương chao, dưa hấu Nt
05 Thấp khớp-nhức mỏi Mắm, nước đá, dưa leo, chanh, cải bẹ xanh, măng tre, các loại cà, nước dừa, nước suối Nt
06 Đau dạ dày Chuối già, chuối cau, cà tím, cà pháo, dưa leo, nước đá, nước suối, tương chao, táo tây Nt + Cải bẹ xanh
07 Trĩ Nước đá, nước dừa, chanh, cam, mía, trứng vịt lộn, cà bát, ớt, ốc bươu, ốc lác Chè đậu đen
08 Nhức đầu kinh niên Nước dừa, nước chanh, cam, nước đá, dưa leo, cà bát, cà tím, chuối già, cải bẹ xanh Gừng, nghệ, tỏi
09 Viêm họng khan tiếng Nước đá, nước ngọt, nước suối, cam, sữa hộp, lạc, thuốc lá, tương chao Me đất, tắc muối, chanh muối đen (không gọt vỏ khi muối)
10 Huyết áp cao Mắm các loại, các thức ăn mặn, nước suối, thịt mỡ, rượu, cà phê, tương chao Các thức ăn nhạt, cá, cải bẹ xanh, nước dừa, nước chanh, nước cam, rau má
11 Suy nhược thần kinh Nước dừa, nước đá, nước sâm, cam, chanh Bí đỏ, cá lóc
12 Mất ngủ Cà phê, rượu, thuốc lá Chè đậu xanh, nhãn lồng
13 Táo bón Nghệ, chuối chát, thịt, ca cao, chocolate, sabôchê (hồng xiêm) Chuối xiêm, đu đủ, bưởi, me, rau muống, rau lang, quýt
14 Tiêu chảy Nước cốt dừa, xương xa, chuối xiêm, quýt, trứng gà Nghệ, chuối chát
15 Kiết lỵ Cà phê, ca cao, chocolate,
rượu, cà ri, các thức ăn có nhiều dầu mỡ
Xương xáo, xương xa (món ăn người miền Nam)
16 Viêm gan, xơ gan Trứng các loại Nghệ
17 Nhức răng Hạt tiêu, nước đá, thịt gà, rau dền Ngậm nước muối pha loãng, nước dừa

Nguồn tham khảo dienchanviet

Cao Sơn

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version