Đại Kỷ Nguyên

Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu khi bị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm của bệnh dạ dày nếu không kịp thời xử lý có thể gây ra nhiều vấn đề khác, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu của ung thư dạ dày.

Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày thường có tiền sử viêm loét dạ dày (Ảnh: omygold.org)

Đông Y gọi xuất huyết dạ dày là “Thổ vị huyết” hay “Thổ huyết” là chứng trạng huyết từ vị, từ thực quản qua miệng nôn ói ra phần nhiều có lẫn cả cặn bã đồ ăn, đi cầu ra huyết đen… Thông thường bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày thường có tiền sử viêm loét dạ dày, khi dạ dày bị kích thích không thỏa đáng hoặc không được chăm sóc đúng cách sẽ làm ổ viêm bị ăn mòn dẫn tới vỡ mạch máu gây ra xuất huyết ở dạ dày.

1. Khác biệt giữa xuất huyết dạ dày và xuất huyết phổi

Thông thường chảy máu xảy ra khi các cơ quan nội tạng bị thương. Khi phát hiện có máu ra từ miệng, trước tiên hãy xem máu chảy máu ở dạ dày hay từ phổi.

Khi máu chảy ra từ phổi thông thường sẽ từ khí quản ra nên đại đa số bệnh nhân sẽ thấy tức ngực, ho khan, ngứa họng, máu chảy ra là máu đỏ tươi có bọt sáng lờ mờ và có kèm dịch đờm.

Máu chảy ra từ dạ dày thường từ thực quản trào ra nên màu sách thường có màu đỏ thẫm hoặc tím đen, bởi có thể máu từng lưu lại trong dạ dày nên có lúc sẽ nhổ ra cả cục máu.

Đại đa số bệnh nhân xuất huyết phổi sẽ thấy tức ngực, ho khan, ngứa họng (Ảnh: Khoahocphattrien.vn)

Khi máu tiếp tục chảy ra, nó sẽ chuyển sang màu đỏ tươi, số lượng nhiều như từng bát từng chậu. Nếu quan sát kỹ có thể phát hiện lẫn những thực phẩm chưa được tiêu hóa hết trong máu. Bệnh nhân khi bị xuất huyết dạ dày sắc mặt thường trắng bệch, choáng váng, khó thở, miệng lưỡi khô, nóng trong kịch liệt. Khi xuất huyết dạ dày không những máu chảy ra ở miệng và mũi, có khi máu còn lưu lại trong dạ dày cũng thông qua phân bài tiết ra ngoài làm phân có màu đen.

2. Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

– Do uống nhiều rượu bia và chất kích thích làm tăng dung dịch acid hoặc kiềm trong dạ dày

– Do căng thẳng stress kéo dài hoặc dùng một số loại thuốc giảm đau có tác dụng phụ không tốt cho dạ dày như corticoid, aspirin, thuốc đông máu

– Ăn nhiều các thực phẩm cay nóng như tiêu, tỏi, ớt và những thực phẩm gây khó tiêu khác vô tình làm kích thích chỗ viêm loét gây nên bệnh xuất huyết dạ dày

Uống nhiều rượu bia và chất kích thích nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày (Ảnh: adiva.com.vn)

– Do người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bị kích động về tâm lý như tức giận quá hoặc phẫn nộ sẽ làm mạch máu căng lên gần chỗ mụn nhọt lở loét dạ dày sẽ dễ bị vỡ ra và máu sẽ tràn vào dạ dày. Hoặc vận động mạnh, đụng tới bụng hoặc khiêng nhấc vật nặng cũng gây viêm loét dạ dày

– Ngoài ra còn mắc một số bệnh như bạch cầu, suy tuỷ xương, máu chậm đông, xơ gan, ung thư dạ dày cũng có thể gây ra xuất huyết dạ dày

3. Sơ cứu khi bị xuất huyết dạ dày

Sơ cứu tại chỗ: Giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường, tuyệt đối không để bệnh nhân đi lại tự do. Nếu cần, ủ ấm cho bệnh nhân.

Khi bị xuất huyết dạ dày có thể dùng củ sen rửa sạch nghiền thành bột lọc lấy nước uống (Ảnh: uooyoo.com)

Cấp cứu  bằng thực phẩm

1) Pha loãng 6-8 gram muối với 100ml nước lạnh cho bệnh nhân uống từ từ. Nước muối có tác dụng làm máu đông lại, vì vậy, khi uống xong, thấy trong người thoải mái thì cứ uống tiếp, không cần để ý nhiều ít.

2) Nước củ sen – Củ sen có tác dụng thanh nhiệt mát máu, cầm máu, ích máu tạo cơ, thông tiện ngăn tả, kiện tì khai vị. Khi bị xuất huyết dạ dày có thể dùng củ sen rửa sạch nghiền thành bột lọc lấy nước uống. Nếu không có củ sen tươi có thẻ dùng bột cu sen khô quấy dạng hồ để dùng.

3) Nước mía và rễ cỏ tranh – hai loại đồ ăn này đều có thể thanh nhiệt, mát máu và cầm máu. Theo y học cổ truyền nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng. Rễ cỏ tranh (tức bạch mao căn) mọc ra nhỏ như sợi tóc màu trắng. Theo Đông y, bạch mao căn có vị cam hàn. Tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết sinh tân, cầm máu. Bạch mao căn được dùng tươi hoặc phơi khô dưới dạng thuốc sắc. Bài thuốc trị xuất huyết đường tiêu hóa: bạch mao căn 20g, thục địa 12g, a giao 6g, trắc bách diệp 16g, củ gừng nướng cháy 21g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Để nước thuốc nguội rồi mới uống.

Nước mía và rễ cỏ tranh – có thể thanh nhiệt, mát máu và cầm máu (Ảnh: qzzzd.com)

Ngoài các loại thực phẩm thông dụng có tác dụng cầm máu còn có rất nhiều vị thuốc Đông y cầm máu hiệu quả ví dụ: Bạch dược Vân Nam, hoa nhụy thạch, tam thất, trắc bách thán, địa du thán, a giao, đại tiểu kế, bạch cập, tiên hạc thảo…

4. Phòng bệnh dạ dày

Để phòng tránh bệnh dạ dày, các chuyên gia khuyên cần giữ gìn ăn uống vệ sinh, ăn chín uống sôi, đồng thời thực hiện một số lời chỉ dẫn của bác sĩ:

Kiên Định

Exit mobile version