Bỏng là tai nạn dễ gặp ở bất cứ đâu. Bởi vậy, ngoài việc chăm sóc y tế, cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để vết bỏng nhanh lành mà không để lại sẹo.
Khi bị bỏng bệnh nhân chớ ăn những thực phẩm như:
Hạn chế đường trong thực đơn của bạn, vì đường làm chậm quá trình tự chữa lành của mô và thúc đẩy sưng viêm.
Thức ăn nhanh có chứa dầu hydro hóa, thúc đẩy sưng viêm và làm giảm khả năng hồi phục, làm lành sẹo cơ thể của bạn.
Những thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa các hóa chất, phẩm màu nhuộm có thể làm chậm quá trình chữa lành vết sẹo bỏng.
Thực phẩm giàu natri như đồ nguội, đồ ngâm muối, xông khói… có thể làm chậm quá trình lành sẹo, tự chữa lành của cơ thể.
Trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên trứng có thể khiến vết thương lâu lành và hình thành vết sẹo trắng không đều màu. Nên hạn chế trứng trong thực đơn, nhất là trong thời gian đầu bị thương để tránh hình thành sẹo.
Thịt bò là nguồn cung cấp protein, vitamin B5, kali,… không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng. Nhưng nếu ăn thịt bò khi vết sẹo bỏng bắt đầu khép miệng có thể tăng sinh sắc tố melanin, tạo thành sẹo thâm mất thẩm mỹ.
Rau muống giúp tăng sinh các sợi collagen giúp vùng da bị tổn thương đầy lên nhanh chóng, nhưng sẽ tạo thành vết thẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
Thay vào đó người bị bỏng nên chọn những thực phẩm giúp da mau lành, không để lại sẹo.
Khi bị bỏng cần tăng khẩu phần thức ăn giàu protein để vết bòng nhanh lành, không để lại sẹo. Chế độ giàu protein giúp bổ sung năng lượng thiết yếu để sửa chữa tất cả các tế bào cơ và da bị hư hỏng vì bỏng. Người bị bỏng cần phải ăn ít nhất hai khẩu phần protein bình thường. Thực phẩm dạng này gồm: Đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng và đậu phụ, hạt, bơ đậu phộng.
Sữa là nguồn cung cấp carbohydrate và protein. Trừ khi bác sĩ bảo không ăn sữa, hãy chắc chắn nó có trong thực đơn của bạn một tách sữa hoặc sữa chua 3 bữa/ngày. Bạn có thể thay thế sữa đậu nành cho sữa tươi.
Thực đơn giàu Omega-3 giúp tái tạo da, giảm sưng viêm, cung cấp dinh dưỡng để tái tạo mô giúp vết bỏng nhanh lành. Trong quá trình chữa lành vết thương do bỏng, cơ thể cần phải giảm mức độ sưng viêm xung quanh vết thương, trong khi đó axit béo Omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch và kháng viêm hiệu quả. Các thực phẩm giàu Omega-3 khác ngoài cá, bao gồm: hạt óc chó, hạt lanh, đậu nành,….
Cơ thể cần một lượng nước đáng kể để tự chữa lành vết thương và tránh mất nước. Vì vậy mục tiêu đầu tiên là bạn phải uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Người bị bỏng cần lượng nước từ 2,5 lít đến 3 lít nước mỗi ngày. Nếu thiếu nước, vùng da bị bỏng sẽ bị khô, mất nhiều thời gian chữa lành vết thương hơn. Nếu thấy nước tiểu vàng hơn thì hãy cố gắng uống nhiều nước hơn
Carbohydrate là chất đa lượng giúp duy trì hoạt động của các chức năng cơ thể, đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Bổ sung thực phẩm giàu Carbohydrate giúp cung cấp năng lượng để phục hồi vết bỏng tốt hơn. Một số thực phẩm giàu Carbohydrate tốt cho sức khỏe, bao gồm: Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, gạo hoặc mì ống, rau quả và đậu: rau bina, bông cải xanh, chuối,…
Bổ sung các vitamin A, C, E chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp cơ thể phục hồi, tăng cường hệ miễn dịch, khả năng chữa lành vết thương, vết bỏng và hạn chế hình thành sẹo
Thực phẩm có vitamin A như: cà rốt, đu đủ, cà chua, ớt chuông, khoai lang,…
Thực phẩm có vitamin C như: cam, quýt,
Thực phẩm có vitamin E như rau bina.
Các phản ứng hóa học cần thiết để thúc đẩy vết bỏng lành lại nhanh hơn, tái tạo tế bào đòi hỏi lượng kẽm cần thiết. Vì vậy hãy thêm vào thực đơn những món giàu kẽm sau đây: sò biển, thịt bò, bí đỏ, hạt bí đỏ, rau bina,….
Bỏng có hai loại, bỏng diện tích nhỏ và bỏng diện tích lớn. Bỏng độ II của người lớn dưới 15% (nhỏ dưới 10%) bệnh tương đối nhẹ, ít ảnh hưởng đến toàn thân. Bỏng diện tích lớn ở đầu, mặt, độ III phải cứu chữa kịp thời, cần được chuyển sớm đến bệnh viện gần nhất. Những trường hợp bỏng nhẹ thì có thể xử trí tại nhà. Người bị bỏng cũng nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc vì vùng da tổn thương sẽ tự hồi phục khi ngủ.
Vũ Vũ