Đại Kỷ Nguyên

Bệnh nhân gãy xương bị trả về nhà, hẹn hôm sau tái khám

Trên mạng xã hội truyền tải một câu chuyện có thật từ FB của BS Tăng Hà Nam Anh. Một bệnh nhân bị té gãy xương nhưng lại bị trả về nhà không được bó bột.

Ngày 29/11, trên FB của BS Anh (Giảng Viên bộ môn Chấn thương chỉnh hình, ĐH Y Dược Sài Gòn) kể lại câu chuyện như sau:

“Chuyện ở xứ Cà (Canada): Bệnh nhân (BN) té gãy tay vào cấp cứu nằm chờ 6h sau được chụp Xquang và Bác sĩ (BS) nói ông đã bị gãy xương. Sau đó họ lấy 1 mảnh vải treo tay và hẹn sáng hôm sau quay trở lại gặp BS chuyên khoa để giải quyết. BN đau quá xin nằm lại thì được giải thích bệnh viện chứ không phải khách sạn nên không cho nằm. Chuyện thật 100%. Nếu ở xứ Đông Lào thì cả BV này lên trang nhất các báo ngay và các nhà đạo đức học sẽ phân tích đủ thứ về phạm trù đạo đức.”

Một số BS khác cũng đồng tình với xử trí đó và bình luận

BS KC: “Gãy xương nó không cần phải cấp cứu mà. Hơn nữa cũng không có biến chứng gì trước mổ, và cũng không cần cho ăn uống đặc biệt nên về nhà cho đỡ lây nhiễm trùng Bệnh viện và dành giường bệnh cho các ca khác.”

BS PVH: “Bệnh nhân cảm thấy vui! Vì mình vẫn còn có thể về nhà theo dõi tiếp! Chứ nếu BS bảo mổ cấp cứu thì chắc là phải buồn biết mấy.”

Có lẽ vì hiện nay nhiều BV ở Việt Nam đang quá tải, ai cũng muốn mau chóng được xử trí , được khám và điều trị nên câu chuyện trên lại có sức nóng và lan truyền mạnh như vậy. Nhưng mọi người nên suy nghĩ nếu BS bị khám nhiều bệnh một ngày như vậy thì chất lượng chữa trị có chính xác không, có tốt được hay không. Ngày càng có nhiều câu chuyện cho thấy ở các nước tiên tiến, dịch vụ y tế dù tân tiến hiện đại nhưng hệ thống làm việc cũng rất khoa học, không thể đáp ứng theo yêu cầu của người bệnh một cách vô tội vạ, nhân viên y tế được pháp luật và các nhà khoa học bảo vệ để làm chuyên môn cho tốt.

Nhiều BS cũng không còn lạ cảnh người bệnh và người nhà bệnh nhân đứng cãi nhau với BS về điều trị, họ cho rằng phải làm điều này, điều kia mới là đúng. Hi vọng qua câu chuyện này, người bệnh có thể tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống y tế thế giới và thông cảm hơn với tình trạng quá tải của các nhân viên y tế ở Việt Nam.

 

Exit mobile version