Theo WHO, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam số người tử vong do bệnh tim mạch chiếm ¼ số trường hợp tử vong hàng năm. Đáng chú ý là độ tuổi mắc bệnh tim mạch ngày một trẻ hóa. Chế độ ăn đóng vai trò hết sức quan trọng trong phòng bệnh, giúp bạn giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ dẫn đến các căn bệnh tim mạch nguy hiểm tính mạng.
Thuận theo lối sống ngày càng không lành mạnh của con người hiện đại, thuận theo tuổi đời ngày một tăng, thành mạch một người cũng giống như các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể mà dần dần suy giảm chức năng. Mạch máu khi còn trẻ có khả năng co dãn tốt, dần dần trở nên xơ cứng, không còn đàn hồi như xưa, dẫn đến tăng huyết áp, nghiêm trọng hơn là xuất huyết não (đột quỵ), có thể gây tàn phế hoặc ảnh hưởng đến tính mạng. Mặt trong thành mạch thời thanh xuân còn nhẵn nhụi cũng theo đó dần biến thành sần sùi, gây cản trở dòng tuần hoàn, nặng nề hơn là làm tắc dòng tuần hoàn, tắc ở não thì gây nhồi máu não (đột quỵ), ở tim thì gây nhồi máu cơ tim, ở tứ chi thì gây hoại tử chi, đều là các bệnh nặng. Mặc dù không thể chống lại sự lão hóa, nhưng một lối sinh hoạt lành mạnh hầu như có thể giúp hệ tim mạch giữ được vẻ thanh xuân dù tuổi đời đã cao.
Chế độ ăn DASH
Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), được coi là chế độ ăn tốt nhất đối với tim mạch tính cho đến thời điểm hiện tại nội dung bao gồm có giảm muối, giảm mỡ, ăn nhiều rau quả, ngũ cốc toàn phần (nguyên hạt), thịt gà, thịt cá, quả khô, hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm chứa đường, thì có thể hạ từ 5.5 đến 11 mmHG (đơn vị đo huyết áp)
Nếu như bạn không thể hoàn toàn thực hành theo, thì cần nhớ kỹ là thêm rau, các loại đậu, ngũ cốc toàn phần vào các bữa ăn.
- Các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ…) có chứa nhiều acid béo không no có thể chống oxy hóa, giảm phản ứng viêm của mạch máu, chẳng hạn như isoflavone của đậu nành, hay lecithin đậu nành có thể khiến mạch máu khôi phục lại lực đàn hồi như khi còn trẻ.
- Rau là dụng cụ quét dọn mạch máu tốt nhất. Rau giàu chất xơ nên có thể làm giảm tổng hợp cholesterol, đồng thời chứa nhiều bioflavanoid là các chất chống oxy hóa và tăng cường tính co dãn huyết quản.
- Ngũ cốc toàn phần giàu chất xơ, có thể làm giảm sự hình thành cholesterol xấu và triglyceride, bảo trì sự thông suốt của mạch máu. Đậu tương, gạo lứt, ngũ cốc toàn phần đều là những lựa chọn tốt.
Thực phẩm giúp bài xuất muối
Rau và các loại đậu đều chứa nhiều kali, có thể hỗ trợ bài xuất ion Na, làm giảm thiểu thương tổn do muối tạo thành đối với mạch máu, đồng thời cũng có tác dụng hạ huyết áp. Nghiên cứu của Mỹ phát hiện cứ thêm mỗi 1000 mg kali thì có thể làm giảm 1mmHg. Đương nhiên ăn quá nhiều cũng không được, ăn vừa phải mới tốt.
Các thực phẩm giàu magie như đậu nành, gạo lứt, hạt vừng cũng có thể hỗ trợ bài xuất lượng muối dư thừa khỏi cơ thể. Tuy nhiên người bị bệnh thận không thích hợp ăn thực phẩm giàu kali, mỗi người cần phải đối chiếu với tình huống thân thể mình mà áp dụng.
Thực phẩm giàu kali bao gồm có nấm đầu khỉ 3671mg, nấm tuyết khô 2694 mg, nấm hương khô 1815 mg, đậu tương 1666 mg, đậu đen nhân xanh 1663 mg, đậu đỏ 1172 mg (hàm lượng kali trong 100g)
Ăn ít ba trắng
Ba trắng ở đây bao gồm có bột mì trắng, gạo trắng và đường trắng. Những thứ này chỉ chứa đường mà không có chất xơ và giá trị dinh dưỡng, sẽ chỉ làm đường huyết gia tăng nhanh chóng, gia tăng tích tụ mỡ, nên dễ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Tốt nhất bạn nên chọn các loại ngũ cốc chưa qua tinh chế như gạo lứt, kiều mạch, ngô, yến mạch, hoặc các loại đậu, quả hạch và khoai lang.
Những thực phẩm này tuy có chứa đường, nhưng lại có nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng và khoáng chất, thân thể cần thời gian dài để hấp thu, nên sẽ không khiến đường huyết lập tức tăng cao.
Một lời khuyên dành cho bạn là khi ăn cơm thì trước tiên uống nước canh hoặc ăn chất đạm (protein), như vậy sẽ nhanh chóng cảm thấy no, không khiến đường huyết tăng cao quá nhanh, như thịt lợn nạc, thịt gà đều là các thực phẩm an toàn không chứa đường.
Riêng rau củ thì lại có thể ăn đến no. Bởi vì rau xanh có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, ổn định đường huyết. Khi chế biến thì sử dụng gừng, quế, bạc hà, đinh hương, nghệ… có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể dự phòng tổn thương do đường, hơn nữa còn khiến các thực phẩm nhạt, ít mỡ trở nên rất có mùi vị.
Mộc nhĩ đen thanh lọc huyết quản
Mộc nhĩ giàu chất xơ giúp đại tiện dễ dàng, đẩy nhanh bài xuất cholesterol, mộc nhĩ còn chứa chất chống ngưng kết tiểu cầu, có thể khởi tác dụng hoạt huyết, hóa giải nơi ứ tắc (do cục máu đông), dự phòng xơ vữa động mạch, bình thường có thể ăn mộc nhĩ xào, luộc.
Bảo vệ huyết quản, còn có thể dự phòng tắc mạch. Khi ăn mộc nhĩ nhớ phải loại bỏ phần cuống, bởi vì nghiên cứu chỉ ra rằng bộ phận này làm tăng triglyceride máu; mộc nhĩ còn có tác dụng tăng cường bài tiện, nên người dạ dày ruột yếu không nên ăn nhiều để tránh bị tiêu chảy.
Giảm thương tổn oxy hóa
Đông Y cho rằng vị chua làm nhuyễn(mềm mại) mạch máu, như quả chanh có chứa chất đắng, vitamin E và bioflavonoid có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tăng huyết áp. Người tăng huyết áp nên thường xuyên uống nước chanh.
Sơn tra theo Đông Y có công dụng giảm béo rất tốt, đồng thời cũng có tác dụng thanh lọc huyết quản tốt, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol, người tăng huyết áp, mỡ máu nên pha trà uống hàng ngày.
Theo secretchina
Ảnh: internet
Đại Hải biên dịch
Xem thêm:
- Câu chuyện kỳ diệu của 1 bác sĩ tìm cách chữa ung thư cho chính mình mà không cần bệnh viện
- Sự tái sinh kỳ diệu của vị Bác sĩ, Tiến sĩ Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh tim mạch, kẻ giết người thầm lặng và những ngộ nhận sai lầm
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.