Đại Kỷ Nguyên

Mùa đông khiến khí huyết ứ tắc, mẹo nấu ăn bổ khí giúp bạn khoẻ mạnh hơn

Con người hiện nay làm việc thời gian nhiều hơn, cuộc sống căng thẳng hơn, thường xuyên thức khuya, chất lượng giấc ngủ kém v.v. Nếu tích lũy mệt mỏi trong thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng điều tiết tự nhiên của cơ thể. Trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ giảm xuống nhiều lần, sức đề kháng yếu, dễ cảm thấy mệt mỏi, mê mệt.

Đừng nghĩ rằng trạng thái luôn buồn ngủ và lười vận động vào mùa đông là bình thường. Đây thực ra là do thiếu máu trong cơ thể, mùa thu và mùa đông thân thể tự có thể tích bổ nên chúng ta mới có thể duy trì được sức sống.

“Khí” trong lý thuyết của Đông y đóng một vai trò rất quan trọng, tạo thành các vật liệu cơ bản và duy trì hoạt động sống của con người. Nếu khí không được thông suốt, sức khỏe sẽ bị giảm sút. Ngoại trừ áp lực về tâm lý, sinh hoạt, công việc, chế độ nghỉ ngơi không bình thường ra thì thời tiết cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và “khí” của thân thể. Theo Đông y thì mùa thu và mùa đông có ảnh hưởng đến thận và phổi, nên thân thể người thường có triệu chứng thiếu khí trong hai mùa này. Mùa đông bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm điều hòa khí như gạo nếp, củ từ… Có thể hầm nấu tùy ý, nhưng nguyên liệu bổ khí tốt nhất là nhân sâm .

Ở Hàn Quốc người ta thường uống nước sâm tự sắc tự trồng. Nhưng các bác sĩ cũng có điều muốn nhắc nhở rằng rễ nhân sâm chứa saponin, ảnh hưởng đến khí rất mạnh mẽ, nếu sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến thiếu khí chóng mặt, bực tức, khát nước, lở miệng và các triệu chứng khác, vì thế không nên lạm dụng nhân sâm. Thậm chí nếu kết hợp với các loại thảo mộc khác với một lượng lớn nó còn làm chậm các tác dụng của thuốc. Nhưng dùng đúng liều lượng thì nó có thể nâng cao vai trò của các loại thuốc chính, hiệu quả sẽ tốt hơn so với việc dùng một loại thuốc duy nhất. Sâm còn có tác dụng tuần hoàn máu, giúp làm tăng nhiệt độ trên da, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Trong Đông y không có đơn thuốc nào có một vị mà thường là: thập toàn đại bổ thang v.v. Nhân sâm thường đi với ngũ vị (năm vị thuốc), nếu chỉ ăn nhân sâm thì khí sẽ phân tán, còn đi cùng ngũ vị nó có thể củng cố khí, tăng cường sức khỏe. Do đó sẽ hiệu quả hơn, khí sẽ có tác dụng trong thời gian lâu hơn. Mạch môn (một vị thuốc đông y) có thể sinh sản ra khí âm, đặc tính của nó là thanh nhuận, giữ nước nên có thể cân bằng nhiệt lượng cơ thể trong mùa hanh, hiệu quả hơn là chỉ dùng nhân sâm. Ba vị kết hợp bổ sung rắn-khí- nước, đạt được hiệu quả hoàn chỉnh nhất của dưỡng khí. Có thể nói đây là báu vật quý giá hoàn hảo nhất cho việc bổ khí.

Thời tiết lạnh khô hanh, các bác sĩ sẽ có những cách tăng nhiệt lượng cơ thể cho từng người là khác nhau. Điều chế sâm ra sao để thân thể tự đẩy khí lạnh ra ngoài, bổ sung tinh khí một cách nhanh nhất.

Nếu vẫn chưa yên tâm bạn có thể tham khảo một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên thị trường. Điều quan trọng nhất là chọn sản phẩm phù hợp với bản thân, kết hợp với tập thể dục, chế độ ăn uống cân bằng. Nên chú ý hơn về sức khỏe vào mùa đông để cơ thể linh hoạt hơn, không dẫn đến trạng thái mệt mỏi buồn ngủ lười vận động.

Thiếu Kỳ

Xem thêm:

Exit mobile version