Đại Kỷ Nguyên

Bí quyết dưỡng sinh của thánh nhân, vẹn toàn cả PHÚC, LỘC, THỌ

Mặc dù đạo dưỡng sinh là bất đồng, song thực ra đều có quy luật. Tự cổ chí kim có rất nhiều bậc thánh nhân, danh nhân trường thọ, đã tổng kết ra cho người đời những tinh hoa dưỡng sinh, giúp vẹn toàn đủ đường Phúc Lộc Thọ…

Nhiều nhà đều thờ cúng 3 ông Phúc Lộc Thọ, mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với cả gia đình. Cả 3 điều đó đều quý giá: con cháu đề huề, tài lộc đầy nhà, sống lâu sống khoẻ. Tuy nhiên nếu phải xếp thứ bậc thì hẳn bạn sẽ ưu tiên chọn Thọ, bởi vì nếu có tài lộc, phú quý cao sang đến mấy mà không có “sức khoẻ là vàng” thì cũng chẳng thể hưởng thụ.

Nhưng các bậc cổ nhân lại nắm rất vững bí quyết để có trọn vẹn cả 3 điều này. Bởi họ chú trọng tu dưỡng cả thân lẫn tâm, luôn nghĩ cho người khác, tích đức hành thiện nhận phúc báo, và luôn hài lòng với những gì mình có nên cuộc sống hết sức thanh nhàn, vui vẻ.

Dưới đây đều là những kinh nghiệm quý báu, ngắn gọn, súc tích và là kim chỉ nam cho bất cứ ai muốn trường thọ vô bệnh:

Lão Tử tác giả cuốn cuốn Đạo Đức Kinh nổi tiếng cả thế giới, triết lý của ông được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Lão Tử: tương truyền hưởng thọ 160 tuổi. Bí quyết trường thọ của ông là tam bảo (từ, kiệm, khiêm): “thuận theo tự nhiên; điềm nhiên quả dục; khí công dưỡng thần; nuốt nước bọt dưỡng sinh” là câu cách ngôn trường thọ của Lão Tử.

Khổng Tử, ông được suy tôn như nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông. Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự Vạn thế sư biểu

Khổng Tử: hưởng thọ 73 tuổi, cách ngôn của ông: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”, nghĩa là trời vận động mạnh mẽ, người quân tử noi theo đó mà luôn luôn cố gắng vươn lên.

Đi du ngoạn tứ xứ giúp bạn mở mang và sống lâu (Ảnh minh hoạ: phố cổ Hội An)

Mạnh Tử: hưởng thọ 74 tuổi, cách ngôn của ông là: “chăm chỉ động não, du ngoạn tứ xứ, ẩm thực thanh đạm”.

Trang Tử: hưởng thọ 83 tuổi, cách ngôn của ông là: “tâm tình thản đãng, khí đủ thần tĩnh, biết đủ thường vui”.

Những người thành tâm hướng Phật luôn có nội tâm thanh tịnh, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Lương Vũ Đế: hưởng thọ 85 tuổi. Ông đam mê đọc sách, hết lòng tin theo Phật học, khổ đọc kinh Phật, luyện tập cầm kì thư họa.

Đào Hoằng Cảnh (Nhà y học, văn học nổi tiếng thời Nam Triều Trung Quốc): hưởng thọ 81 tuổi, cách ngôn của ông là: “điều dưỡng tình chí, thuận theo bốn mùa; điều dưỡng tình chí, ăn uống điều độ”.

“Thất tình” gồm: Hỷ – Nộ – Ưu – Tư – Bi – Khủng – Kinh. “Hỷ” là vui vẻ, sung sướng; “nộ” là tức giận; “ưu” là u sầu, buồn bã; “tư” là tư lự, lo nghĩ, “bi” là đau buồn, đau thương; “khủng” là sợ hãi; “kinh” là kinh hãi, sửng sốt quá mức. Trong Đông y, “thất tình” được sử dụng để chỉ 7 loại “tình chí” (tình cảm, tinh thần) – có liên quan mật thiết đến sức khỏe và bệnh tật.

Ảnh trong bức tem thư: Tôn Tư Mạc – một thầy thuốc xuất chúng của Trung Quốc

Tôn Tư Mạc (Danh y nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại): hưởng thọ 101 tuổi, ông chủ trương là: “tứ chi chăm chỉ vận động, ăn uống điều độ, nhai kỹ nuốt chậm, sau ăn rửa mặt súc miệng, giấc ngủ đầy đủ”.

Đại y Thiền sư Tuệ Tĩnh (ông tổ nghành y của Việt Nam, tôn ông là Y Thánh): Thọ 70 tuổi. Năm 55 tuổi, ông được cử đi sứ nhà Minh năm Giáp Tý (1384). Ở Trung Quốc, ông chữa khỏi bệnh cho vợ vua và được phong là “Ðại y Thiền sư”. Thấy ông giỏi y thuật, vua Minh giữ lại không cho về. Ở đây ông vẫn hành nghề y và viết sách cho đến lúc cuối đời. Ông chú trọng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong câu thơ lục bát chỉ với 14 chữ:

“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”

Lý Tú Văn: hưởng thọ 102 tuổi, cách ngôn của bà là: “ăn cơm giữ lại ba phần; sau ăn đi bộ trăm bước”.

Yến Tế Nguyên (họa sĩ): hưởng thọ 105 tuổi. Cách ngôn của ông là: “Không quan tâm đến thiệt hơn, mọi việc đều buông xuống được…; điều gì cần nhớ kỹ thì không thể quên, điều gì không cần nhớ thì nhanh chóng quên đi”.

Mã Dần Sơ: hưởng thọ 100 tuổi, đặc điểm của ông là ăn uống thanh đạm, tâm tình khoáng đạt, kiên trì rèn luyện, thích tắm nước lạnh và bơi lội.

(Mã Dần Sơ là nhà kinh tế học, giáo dục học của Trung Quốc đương đại)

Những người dậy sớm có nhiều thời gian hơn nhưng họ vẫn luôn bận rộn, không có lúc nào buồn chán, suy nghĩ tiêu cực (Ảnh minh hoạ: performarsi.net)

Trương Quần (nguyên lão Quốc Dân Đảng): hưởng thọ 102 tuổi. Cách ngôn của ông là: “thức dậy sớm, ngủ ngon, ăn no bảy phần, thường xuyên chạy bộ, cười nhiều; không phiền não, ngày ngày bận rộn”.

Trần Lập Phu (nguyên lão Quốc Dân Đảng): thọ 106 tuổi. Ông chủ trương “chân không nên lạnh, đầu không nên nóng”. Hiểu nghĩa bề mặt thì chân ở xa tim nên hay bị lạnh, còn não tuy chỉ chiếm 2% khối lượng cơ thể nhưng sử 1/5 năng lượng nên luôn toả nhiệt. Nhưng có thể còn có hàm nghĩa: chân không được đóng băng mà phải luôn hoạt động tính cực, “nhàn cư vi bất thiện” nhàn rỗi sẽ sinh ra hành vi xấu; giữ cái đầu lạnh để xử lý mọi việc được tỉnh táo, cả giận thì mất khôn.

Theo NTDTV
Đại Hải

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version