“Nghịch đông khí, tắc thiểu âm bất tàng, thận khí độc trầm”, ý tứ là mùa đông không tàng, trực tiếp thương thận. Mỗi một tạng phủ đều đối ứng một tiết khí – mùa, thận đối ứng là mùa đông (can đối ứng xuân, tâm đối ứng hạ, tỳ đối ứng trưởng hạ, phế đối ứng thu). Mùa đông vốn là cần dưỡng thận.
Dù nhiệt độ ở Hà Nội xuống khoảng 10 độ C, lạnh thấu xương nhưng nhiều người vẫn hiên ngang cởi trần ra sông Hồng bơi lội như đang ở giữa mùa hè, trong đó có cả những người đã lớn tuổi. Thói quen tắm sông Hồng đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, nếu một ngày không ra đây tắm thì cảm thấy người bứt rứt, đứng ngồi không yên.
Tất nhiên có thể khi tắm, bạn không cảm thấy rét và thậm chí khi mặc áo đứng trên bờ, còn lạnh hơn khi ở dưới nước. Mọi chuyện có vẻ bình thường, tuy nhiên theo các chuyên gia thì mối hiểm cực lớn, thậm chí có nhiều tổn hại âm thầm cơ thể phải chịu sẽ bộc phát thành bệnh sau một thời gian.
Theo Tiến sỹ Bác sỹ Võ Tường Kha – Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam, việc trời lạnh mà nhiều người vẫn ra giữa sông tắm là rất nguy hiểm, đặc biệt với những người lớn tuổi, có các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, xương khớp… TS Kha cho biết, khi xuống sông tắm thì nước có thể ấm và cơ thể chịu được nhưng khi tắm xong lên bờ, sự thay đổi thời tiết đột ngột, kèm với gió lạnh thì có những tổn hại rất lớn tới sức khỏe, rất dễ đột quỹ, đứt mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc biến chứng sưng phổi…
Gần đây tôi có quen một chú rất thú vị, chú ngày trước là một quan chức chính phủ, vừa về hưu. Mỗi ngày đều ngủ nướng, viết lách, sau đó đến công viên quan sát một vòng những người cao niên nhảy múa ở quảng trường, trêu đùa chim trên cây, vô cùng thư nhàn. Bộ môn thể dục yêu thích duy nhất của chú, là bơi lội, mà quanh năm suốt tháng (bốn mùa) đều bơi, mùa đông cũng không ngoại lệ.
Tôi phát hiện vùng lưng và cổ của chú cứng đờ, ấn không động đậy, co cứng. Đây là một việc rất không tốt, báo hiệu khí huyết của ông không thông, ứ huyết rõ ràng, do đó mới bị lưng cứng đờ, đốt sống cổ khó chịu. Ứ huyết dẫn tới kinh lạc không thông, không thể làm khí huyết vận chuyển đến đại não, tạo thành choáng váng. Tôi tuy không hiểu rõ lắm thói quen sinh hoạt của ông, nhưng ông mùa đông mà cũng đi bơi như thường, vậy nhất định là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khí huyết ứ trệ. Tại sao vậy? Vì mùa đông cần “tàng”.
[Hoàng Đế Nội Kinh] có nói đến mùa xuân cần sinh, mùa hạ cần trưởng, mùa thu cần thu, mùa đông cần tàng. Đến mùa đông rồi, trong giới tự nhiên tất cả động vật đều ẩn tàng bản thân, ngay cả gấu chó (đen) cũng ẩn sâu nơi hốc cây ngủ đông, huống chi là chúng ta? Lúc này ẩn tàng cơ thể trong chăn ấm, mà không được để lộ ra bên ngoài, càng không được ở trong nước lạnh. Kể cả là nước trong hồ bơi cũng không được.
Thận thương rồi sẽ ra sao?
Thận tàng tinh, thận bị hàn xâm nhập sẽ tàng không được tinh, tinh sẽ bị thất thoát, thế là xuất hiện vấn đề di tinh, tiểu són…
Thận tinh còn chủ sinh sản phát dục, thận tinh không đủ sẽ dẫn tới hiếm muộn vô sinh, chưa già đã suy yếu, rụng răng và hay quên, hoảng hốt.
Do đó [Hoàng Đế Nội Kinh] chủ trương, mùa đông phải “ngủ sớm dậy muộn, phải đợi trời sáng”, ý tứ chính là 3 tháng mùa đông nên phải ngủ sớm, đợi cho mặt trời ló ra rồi mới dậy, như vậy mới có thể thu tàng dương khí cách tốt nhất, đợi năm qua xuân đến lại làm cho dương khí sinh phát. Đến ngay cả buổi sáng đều cần đợi mặt trời ló ra rồi mới dậy, huống hồ gì mà giữa mùa đông rét mướt đi bơi? Cuối cùng thế nào bạn có biết? “A, bác trung niên nhà bên kia, nhiều năm đi bơi vào mùa đông, thân thể tốt vô cùng, ngay cả cảm mạo cũng không bao giờ bị, rất nhiều bệnh mãn tính đều dần dần biến mất. Không biết chuyện gì xảy ra, hai ngày trước kiểm tra ra ung thư, hơn nữa là thời kì cuối, không còn nhiều thời gian sống nữa rồi”.
Cơ thể thường khỏe mạnh thế, mà đột nhiên kiểm tra ra ung thư, lại còn là giai đoạn cuối nữa? Chính là tại vì trường kỳ bơi vào mùa đông, dẫn tới lượng lớn hàn khí ngưng kết trong thân thể, làm cơ thể dần dần mất đi khả năng nhận thức. Cảm mạo thực ra không phải việc xấu, đó là cơ thể đang cảnh báo bạn đang có hàn tà xâm nhập, bạn cần nhanh chóng trừ hàn.
Nếu cơ thể mất đi khả năng nhận biết này, hàn tà cũng thế, nhiệt tà cũng thế, phong tà cũng vậy, đều không thể có phản ứng rồi. Bệnh mãn tính vốn cũng là cơ thể đang phát tín hiệu báo động, nhưng do hàn khí quá nặng, cơ thể ngay cả khả năng phát ra những tín hiệu cảnh báo này cũng bị mất, do đó 1 là sinh bệnh, 2 là chứng nan y bệnh hiểm nghèo.
Mùa đông nước sông rất lạnh, những ngày rét đậm có thể xuống dưới 10 độ C, Mà kể cả trong bể bơi nước ấm mà bơi, đối với cơ thể cũng tạo tổn hại rất lớn, bởi vì dương khí không thu tàng mà. Cơ thể cần không ngừng phát tán dương khí, từ đó bảo trì gìn giữ nhiệt độ trong cơ thể. Nhiệt độ cơ thể người là bao nhiêu? Trên dưới 37 độ C. Nhiệt độ của nước trong bể bơi là bao nhiêu? Khoảng 28 độ C (thậm chí 10 độ C nếu là ngoài sông trong những ngày rét đậm). Khoảng lệch nhiệt độ này, đều phải tiêu hao dương khí của cơ thể để bù đắp vào.
Mùa đông vẫn cứ kiên trì bơi lội, cơ thể của ông chú này có tốt lên không? Trên thực tế, sau lưng của ông ta toàn bộ là ứ huyết, thân thể cứng đờ. Dương khí bị tiêu hao, ở đâu còn đủ lực lượng hóa giải ứ huyết, điều động huyết dịch tuần hoàn?
Cơ thể người cần phải mềm mại. Hãy nhìn xem những người luyện võ công Trung quốc, không phải mẫu hình Arnold Schwarzenegger đó sao? Thân thể của họ đều cực kỳ mềm dẻo, dùng 4 lạng đọ ngàn cân, mà không hề nao núng… Một người khỏe mạnh, thân thể nhất định phải mềm mại, cái được gọi là “Gân dài 1 thốn, mệnh dài 10 năm” chính là đạo lý này.
[Hoàng Đế Nội Kinh] từ đầu tới cuối đều nhấn mạnh một lý niệm – thuận ứng thời tiết. Mùa đông chúng ta nên là thu mình trong chăn ấm đệm êm, không nên buổi tối rồi còn chạy ra ngoài vận động, rất đi ngược với tự nhiên! Bơi lội trong nước lạnh thật sự là không tốt rồi, vì tổn thương thận mà.
Liên Hoa t/h