Gần ngày Valentine, cô Mallory Smothers ở vùng Arkansas, một người mẹ trẻ nhận thấy rằng con gái cô có biểu hiện bị cảm lạnh. Cô hút một ít sữa mẹ vào buổi tối, và một lần nữa vào sáng sớm hôm sau và nhận ra rằng hai bình sữa được hút ra ở hai thời điểm này trông rất khác nhau.
“Đây là một điều tuyệt vời – tôi đọc một bài viết từ một tạp chí y học cách đây không lâu về việc sữa mẹ có thể biến đổi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bé, không chỉ đơn thuần là nhu cầu về dinh dưỡng”, Cô Smothers đăng tải thông tin này lên Facebook của cô: “Cơ thể mẹ thực sự sẽ thay đổi thành phần miễn dịch của sữa, tương ứng với mầm bệnh riêng của em bé, sản xuất kháng thể phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé”.
Khoa học cũng ủng hộ điều này. Một nghiên cứu lâm sàng và miễn dịch học năm 2013 về sữa mẹ và tế bào bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng cho thấy rằng số lượng tế bào chiến đấu với nhiễm trùng tăng lên đáng kể khi em bé bị nhiễm trùng bú sữa mẹ.
Khi em bé của Mallory Smothers bị cảm cúm, cô rất ngạc nhiên khi thấy rằng sữa của cô cũng đã thay đổi.
Cô đã đọc trong các bài viết khoa học rằng “cơ quan cảm nhận của tuyến vú nhận được “nước bọt em bé”. Qua nước bọt, cơ quan cảm nhận có thể biết được có điều gì đó không ổn, có thể nhận diện sự có mặt của vi khuẩn và virus nào đó…”
“Cơ thể mẹ sẽ thực sự thay đổi thành phần miễn dịch của sữa, điều chỉnh phù hợp với mầm bệnh riêng của em bé, sản xuất kháng thể phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé“.
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy lượng tế bào chống nhiễm trùng trong sữa mẹ đã tăng đáng kể khi các em bé đang bị nhiễm trùng bú sữa mẹ.
Dưới đây là lời giải thích đầy đủ của cô:
“Đây là một điều tuyệt vời – tôi đọc một bài viết từ một tạp chí y tế cách đây không lâu về cách sữa mẹ biến đổi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bé, không chỉ nhu cầu về dinh dưỡng,… Bài viết này chỉ ra khi một em bé được cho bú, có một khoảng không được hình thành mà ở đó nước bọt của trẻ tiết vào núm vú của người mẹ. Người ta tin rằng cơ quan cảm nhận của tuyến vú phân tích được “nước bọt em bé đẩy ngược lại”, trong đó có thể có vi khuẩn và virus, và nếu cơ quan cảm nhận này phát hiện điều gì đó không ổn (ví dụ, em bé này bị ốm hoặc đang bị nhiễm trùng), cơ thể của mẹ sẽ thực sự thay đổi thành phần miễn dịch của sữa, biến đổi sao cho thích ứng với mầm bệnh riêng của em bé qua việc sản xuất kháng thể phù hợp. (Khoa học ủng hộ điều này. Một nghiên cứu lâm sàng và miễn dịch học năm 2013 phát hiện ra rằng khi một em bé bị bệnh, số lượng bạch cầu trong sữa mẹ đã tăng vọt). Thời điểm đó, tôi không để ý lắm đến chi tiết này, cho đến khi tôi đóng gói sữa đông lạnh ngày hôm nay.
Tôi hút sữa vào đêm thứ năm, trước khi chúng tôi đi ngủ. Tôi cho bé bú khoảng hai giờ một lần trong đêm và không hút ra cho đến khi chúng tôi thức dậy vào ngày hôm sau. Tôi nhận thấy trong nửa đêm về sáng thứ Sáu, vào lúc khoảng 3h sáng, con tôi bị ngạt mũi, cáu kỉnh và hắt hơi rất nhiều lần, có lẽ bé bị cảm lạnh.
Khi chúng tôi thức dậy vào sáng thứ Sáu, tôi hút sữa, cũng như vẫn thường làm. Tôi hút ra được một lượng sữa được đóng vào túi bên phải của bức ảnh.
Tôi đã không nhận ra sự khác biệt cho đến ngày hôm nay, khi nhìn vào lượng sữa tôi vắt vào thứ Sáu trông giống như sữa non (Sữa non có đầy đủ các kháng thể và bạch cầu bạn có trong vài ngày đầu sau khi sinh) và điều này diễn ra sau khi cho em bé bị cảm lạnh bú cả đêm dài …
Khá tuyệt vời phải không! Cơ thể con người không bao giờ ngưng làm tôi ngạc nhiên”.
Trong trào lưu cho trẻ ăn sữa ngoài ở Việt nam hiện nay, dường như các bà mẹ chỉ quan tâm đến con nặng bao nhiêu cân, bài viết này cung cấp thêm thông tin để các bà mẹ hiểu hơn rằng vì sao một em bé thường xuyên bú sữa mẹ lại khỏe mạnh hơn một em bé bú sữa ngoài hoàn toàn.
Con người là một sản phẩm của tạo hóa, tạo hóa sinh ra người mẹ, sinh ra trẻ nhỏ, cũng đồng nghĩa với việc tạo ra cách thức nuôi trẻ tốt nhất có thể khi bé còn nhỏ chưa thể tự chăm sóc bản thân mình. Vậy bạn hãy sống phù hợp với quy luật của tự nhiên, bạn sẽ thấy cuộc sống sẽ ít điều phải lo lắng hơn.
Theo BoredPanda
Thu Phương biên dịch
Xem thêm: