Đại Kỷ Nguyên

Cách chữa bệnh dân gian: “Nước củ tỏi” điều trị ho rất công hiệu

Mùa thu, người bị ho cảm lạnh tăng rất nhiều, mà ho triền miên khó dứt. Theo Trung y thì đó là biểu hiện của gió độc chưa hết. Củ tỏi màu trắng vào phổi, đặc tính ấm nóng, giải trì gió độc trong phế kinh tốt nhất.

Tục ngữ nói ba phần trị bệnh bảy phần dưỡng, trong người không được khỏe, có thể dùng thuốc thang chữa trị, nhưng dưỡng sinh trong ngày thường cũng rất quan trọng. Đặc biệt là một số thực phẩm có tác dụng rất tốt trên các bệnh vặt thường ngày mà không gây tác dụng phụ do như dùng thuốc. 

Tỏi là thức ăn quá phổ biến, hầu hết nhà nào xào rau cũng dùng tỏi để làm tăng hương vị. Nhưng rất nhiều người không biết là nước tỏi cũng có tác dụng dưỡng sinh thần kỳ, và trị ho hiệu quả.

Lý Thời Trân của triều Minh trong “ Bổn Thảo Cương Mục” có nói: Tỏi “có khí hăng mạnh, thông được ngũ tạng, thông các lỗ huyệt, khử hàn ẩm, tránh khí độc, giảm sưng đau, cũng có công dụng giải độc trong thịt sống.”

Tỏi có chứa hơn 20 loại hoạt chất có ích cho sức khỏe con người, ngoài chất đạm, vitamin E, C và các nguyên tố trung vi lượng như canxi, sắt, selenium ra, còn có chứa hoạt chất S-allyl cysteine (SAC ) tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, và cả allincin có khả năng sát khuẩn.

Vào mùa thu, người bị ho cảm lạnh tăng rất nhiều, mà ho triền miên khó dứt. Theo Trung y thì đó là biểu hiện của gió độc chưa hết. Củ tỏi màu trắng vào phổi, đặc tính ấm nóng, giải trì gió độc trong phế kinh tốt nhất.

Cách chưng nấu nước tỏi

Lúc trẻ em bị ho, dùng 2-3 tép, người lớn dùng 7-8 tép, trước tiên đập dập tỏi, bỏ vào trong chén, cho thêm ít muối, rồi cho nước vào nồi để chưng. Mở lửa lớn cho sôi rồi giảm nhỏ lửa chừng 15 phút, lúc bị nặng có thể một ngày uống 3 lần, có thể không ăn tỏi mà chỉ uống nước. Ngày thứ hai khi chưng tỏi, cho thêm đường phèn, trẻ em cho một viên, người lớn cho hai viên.

Nếu như không muốn chưng, có thể nấu như sau: Đối với người trưởng thành, dùng dao đập dập 5-6 tép tỏi, cho thêm mấy cục đường phèn một chén nước, nấu đến khi nổi bọt trắng, còn lại nửa chén là được, uống ngay lập tức, rất công hiệu đối với trị ho. Nước tỏi chưng nấu xong nên uống ngay để có tác dụng tốt nhất.

Trung y cho rằng tỏi thuộc ôn tính (tính ấm), đi vào phế kinh, cách chữa bệnh dân gian dùng tỏi để chữa các bệnh ho, hen xuyễn, công thức này có công hiệu nhất định đối với ho hàn tính.

Ảnh internet

Nước tỏi đường phèn

Dùng 30g tỏi, 10g đường phèn, cho thêm 200ml nước, trước tiên để lửa lớn nấu cho nước sôi, rồi cho nhỏ lửa đun mấy phút, cuối cùng nấu thành một chén nhỏ, cho người lớn hoặc trẻ nhỏ bị ho uống, một ngày uống 3 lần sáng- trưa- tối.

Trung y cho rằng đường phèn có công hiệu trị ho loãng đờm. Tỏi cộng thêm đường phèn sẽ làm tăng hiệu quả trị ho, nhưng chỉ thích hợp với bệnh ho do cảm lạnh gây ra, chứ không thích hợp với ho do cảm nóng gây ra.

Nước gừng tỏi đường đỏ

Lấy 30g gừng tươi, rửa sạch cắt thành từng lát mỏng, 30g tỏi, bóc lớp vỏ bên ngoài rửa sạch cắt thành từng miếng, 50g đường đỏ, bỏ tất cả vào trong nồi đất, cho thêm khoảng 100ml nước, dùng lửa to nấu từ 10-15 phút là được, uống lúc còn nóng, đồng thời cũng có thể ăn cả tỏi.

Gừng và đường đỏ đều là thức ăn hơi thiên về ôn tính. Đối với người mới bị bệnh cảm lạnh chảy nước mũi, sợ lạnh, sẽ giúp ra mồ hôi giảm triệu chứng bệnh, dễ tiêu hóa thức ăn, sát khuẩn, kháng độc bệnh, kiến nghị một ngày một lần, uống liên tục 2-3 ngày. Đối với cảm nóng, không nên dùng cách này.

Ảnh internet

Ngửi tương tỏi

Lấy tỏi đánh thành tương đặc sệt, bỏ vào trong một cái chai sạch, đặt miệng chai vào đúng lỗ mũi, dùng hết sức hít mùi cay nồng của tỏi, mỗi ngày ngửi 4-5 lần.

Cách ngửi mùi hôi của tỏi để chữa trị ho, tương tự như cách xông mũi điều trị của Trung y. Người bệnh nào có thể ngửi được mùi của tỏi thì cũng có tác dụng trị liệu nhất định.

Ho cảm lạnh và ho cảm nóng

Bệnh ho chia làm ho cảm lạnh và ho cảm nóng. Tình trạng ho khác nhau thì phương pháp điều trị bằng thức ăn cũng không giống nhau.

Ho cảm lạnh: Lưỡi thành màu trắng, chứng tỏ hàn khí nặng. Đờm ho ra cũng ít, trắng lỏng, và còn bị nghẹt mũi, chảy mũi, lúc này nên ăn một số thức ăn ấm nóng, trị đờm trị ho. Như gừng, tỏi, quýt.

Ho nóng: Lưỡi thành màu vàng, đỏ, chứng tỏ nội nhiệt rất lớn. Đờm ho ra màu vàng, đặc, không dễ ho ra được, và bị đau họng, lúc này nên ăn một số thức ăn thanh lọc phổi, trị đờm trị hỏa. Như bí đao, mướp, củ sen. Nếu như trẻ em bị ho nóng, có thể uống nước củ cải nấu. Rửa sạch củ cải trắng, cắt 4-5 miếng mỏng, cho vào trong nồi nhỏ, thêm gần một chén nước, mở lửa lên đun sôi, rồi dùng lửa nhỏ nấu thêm 5 phút là được. Đợi nước nguội rồi mới cho con nít uống.

Ảnh internet

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Thanh Thanh biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version