Đại Kỷ Nguyên

Cách tắm mùa đông để da không bị khô và ngứa

Vào mùa đông tiết trời khô hanh khiến da dễ mất nước, hơn nữa lượng nước trong không khí cũng rất ít, không đủ giữ độ ẩm cho da, làm da dễ khô nẻ, lỗ chân lông dễ tắc nghẽn, gây ngứa ngáy. Mọi người thường áp dụng cách dùng kem giữ ẩm để điều trị. Nhưng dù sao thì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chìa khóa để phòng ngừa da bị khô ngứa là tránh để lớp ẩm bề mặt da cùng lớp dầu da bị phá hủy, giúp bảo vệ công năng của da. Ở đây phương pháp tắm rất quan trọng.

1. Không nên tắm nước quá nóng

Dùng nước quá nóng và cọ bằng lực quá mạnh sẽ làm hỏng lớp ngoài của da, làm da tổn thương, dễ bị khô ngứa. Nhiều người khi bị ngứa da thường dùng nước nóng tắm và chà mạnh, kết quả càng làm da dễ khô hơn. Theo nghiên cứu, khi tắm không dùng nước quá 40 độ, pha nước làm sao tương ứng với nhiệt độ cơ thể là được. Lạnh quá hay nóng quá đều không tốt.

2. Không sử dụng xà phòng hoặc gel tắm có tính kiềm mạnh

Đa số xà phòng hoặc sữa tắm có tính kiềm mạnh, gây kích thích lớp da tự nhiên của cơ thể có tính axít yếu, làm phá hủy lớp bã nhờn khiến da bị khô.

3. Không nên lau thật khô da mới bôi kem dưỡng da

Khi bôi kem dưỡng da trên thân thể tốt nhất là tận dụng lúc da còn hơi ẩm. Sau khi bôi xong nên lập tức mang đồ và tất vớ bịt kín lại, giúp da giữ được lớp màng nước và lớp bã nhờn bên ngoài bảo vệ, phòng ngừa khô và ngứa da.

Các bác sĩ cũng thường khuyên, vào những mùa bình thường mà da cũng khô ngứa, có thể cải thiện bằng chế độ chăm sóc bên ngoài, tuy nhiên nếu bị nặng thì cần xem lại xem có bệnh về nội tạng không, ví dụ: bệnh tiểu đường, viêm cầu thận mạn, táo bón mãn tính, khối u. Vì những bệnh này cũng làm da khó chịu, nên sớm đi chuẩn đoán và chữa trị.

Ngoài ra, khi độ ẩm không khí giảm có thể uống dầu cá, hoặc bổ sung các vitamin và canxi, giúp hỗ trợ điều trị ngứa da.

Theo NTDTV
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version