Trước kia, nhồi máu cơ tim thường chỉ “nhắm” người cao tuổi nhưng hiện nay có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nó có thể nhanh chóng hạ gục bất kỳ ai, cho dù người đó to lớn đến đâu. Thời gian để xử lý thật sự không có nhiều, bạn không được hoang mang và cần biết chính xác nên làm gì để được cấp cứu kịp thời.
Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh đột ngột mà tất cả mọi người cần phải nhận thấy được các triệu chứng và đưa ra đánh giá kịp thời. Mỗi năm có 2,5 triệu người trên thế giới chết do bệnh nhồi máu cơ tim, trong đó 25% chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh.
Người ta vẫn biết rằng nhồi máu cơ tim cấp tính sẽ gây đau ngực, nhưng không chỉ là vậy, nó còn có nhiều đặc điểm khác cần nắm được:
1. Thường xảy ra bất ngờ
Nhồi máu có tim cấp thường xảy ra đột ngột sau các hoạt động mạnh mẽ, những cảm xúc đột ngột, sang chấn tinh thần, bệnh lý nội, ngoại khoa khác…
2. Triệu chứng điển hình là đau ngực, buồn nôn
Cảm giác đau sâu trong cơ thể với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, khó thở.
Nó có thể đi kèm các triệu chứng như: vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh, cảm giác sợ hãi, lo lắng.
3. Thời gian bắt đầu
Nhồi máu cơ tim điển hình thường kéo dài hơn 30 phút, nhưng hơn 15 phút của đau ngực cũng cần chú ý.
4. Cơn đau có thể lan ra các phần khác của cơ thể
Vị trí của cơn đau thường đau ngực phạm vi chung của một cọ cỡ, nhưng một số người có thể xuất hiện được toàn bộ ngực, hoặc vai, cánh tay trái, cổ, răng và các bộ phận khác của sự khó chịu.
5. Những người có nhiều khả năng bị nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường, cholesterol cao, những người béo phì.
Bị nhồi máu cơ tim, hãy nhớ 3 việc đầu tiên cần làm:
1. Thật nhanh tìm một người nào đó giúp đỡ, và quay số 114
Khi bạn đang trong tình trạng nguy cấp, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra khiến bạn không thể tự kiểm soát được, nhất định cần nhờ người khác gọi 114.
Nếu bạn đang ở nhà một mình, thì hãy gọi 114 thông báo địa chỉ rồi mở cửa để nhân viên cấp cứu có thể vào được nếu sau đó bạn không thể mở cửa được.
2. Kiểm soát cảm xúc, giảm hoạt động
Hoạt động tình cảm và thể chất làm tăng mức tiêu thụ oxy, tăng nhịp tim, khiến vấn đề tồi tệ hơn, thở mạnh và ho là việc tuyệt đối không nên làm.
- Bạn nên nằm ngửa, hoặc ngồi dựa một chỗ, và sau đó gọi người hỗ trợ.
- Hạn chế căng thẳng, cố gắng hít thở sâu chậm, tập trung vào nhịp thở có thể làm giảm căng thẳng và nhịp tim.
3. Xử trí khác
Nếu có điều kiện, thở oxy là việc nên làm.
2 loại thuốc không thể dùng
1. Nitroglycerin- thuốc điều trị cơn đau thắt ngực
Khi dùng nitroglycerin ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể gây tụt huyết áp, giảm tưới máu động mạch vành và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim, đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy hiểm hơn.
Do đó chỉ dùng nếu bạn có thể đo huyết áp và huyết áp chỉ giảm 10% (hay ít hơn) huyết áp ban đầu ở bệnh nhân có bệnh lý động mạch vành.
2. Aspirin
Với các triệu chứng như trên chưa thể chuẩn đoán chính xác là nhồi máu cơ tim mà có thể là một bệnh cảnh khác.
Tùy tiện uống aspirin có thể gây rắc rối cho việc xử lý tiếp theo.
Ví dụ, bệnh nhân có huyết áp cao, dùng liều lớn của aspirin có thể gây xuất huyết não, do đó nguy hiểm hơn.
Tân Hạ
Xem thêm:
- Bệnh tim nguy hiểm như ‘bom hẹn giờ’, hãy xem bạn có dấu hiệu cảnh báo nào không
- Sự tái sinh kỳ diệu của vị Bác sĩ, Tiến sĩ Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy
- Câu chuyện kỳ diệu của 1 bác sĩ tìm cách chữa ung thư cho chính mình mà không cần bệnh viện
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.