Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại SickKids City, Toronto, các em bé càng hay xem phim hoạt hình trên các thiết bị thì càng dễ bị chậm nói.

Theo trang Todaysparent, các bộ phim hoạt hình dành cho trẻ nhỏ và trẻ đang chập chững biết đi được thiết kế với màu sắc và bài hát hấp dẫn với trẻ em để thu hút và làm xao lãng sự chú ý của trẻ. Không có gì ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ thường dùng phim hoạt hình để dỗ khi em bé khóc và nhiều người thì dùng điện thoại thông minh thay cho người trông trẻ hoặc dỗ trẻ khi cho ăn.

Nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học Canada do TS.BS Catherine Birken dẫn đầu đã được tiến hành trên gần 900 trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 năm. Có khoảng 20% số trẻ có thời gian xem mà hình (phim hoạt hình, game…) ít nhất 28 phút mỗi ngày.

Kết quả cho thấy, thời gian các bé xem điện thoại tăng lên thêm 30 phút, thì nguy cơ trẻ gặp vấn đề chậm nói cũng tăng lên đến 49%.

Nhóm nghiên cứu đã trình bày vấn đề này tại Hội nghị khoa học của Hiệp hội nhi khoa ở San Francisco năm 2017 với tiêu đề “Việc sử dụng màn hình cầm tay có liên quan đến sự chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ sơ sinh?

Kết quả công trình này chưa được công bố trên các tạp chí có bình luận (peer-reviewed) tuy nhiên các chuyên gia đã khuyến cáo cha mẹ không nên thường xuyên cho con xem/nghịch điện thoại. Thay vì đó, cần cho trẻ tương tác với người thân, bạn bè và gần gũi với môi trường tự nhiên nhiều hơn. Không chỉ là nguy cơ  chậm nói, ánh sáng xanh từ các màn hình điện tử cũng không có lợi cho đôi mắt trẻ, còn sóng điện từ thì ảnh hưởng đến não của các em…

Theo ctvnews.ca

Cao Sơn

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.