Đại Kỷ Nguyên

Căng thẳng chiếm 7 phần nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh phổ biến chị em hay mắc phải

Trong cuộc sống hiện đại đâu đâu cũng có thể gặp những tác nhân gây căng thẳng. Đó có thể là áp lực công việc, là mâu thuẫn trong cuộc sống, là nỗi thất vọng khi không đạt được mục tiêu v.v.

Riêng đối với chị em phụ nữ, ngoài áp lực công việc phụ nữ còn phải gánh vác gia đình, con cái điều này khiến chị em phải chịu nhiều áp lực hơn so với nam giới. Tuy nhiên những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cũng như nhan sắc của các chị em.

Lão hoá da

Ảnh: Finizz

Đây sẽ là biểu hiện thấy rõ nhất khi cơ thể bạn thường xuyên mệt mỏi và căng thẳng. Chỉ cần một đêm suy nghĩ hay mất ngủ thì bạn sẽ nhận thấy ngay điều này.

Các nhà khoa học tại Trường Đại học Freedom ở Berlin cho biết khi căng thẳng các tuyến nhờn ở da trở nên hoạt động mạnh hơn, các kích thích tố căng thẳng phá vỡ lớp bảo vệ da và làm cạn kiệt độ ẩm của da khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, có khi còn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm, vảy nến, tàn nhang…

Mọc mụn

Ảnh: star2.com

Mụn không chỉ là nỗi ác mộng của thanh thiếu niên. Nếu khuôn mặt bạn đột nhiên mọc lên nhiều mụn thì căng thẳng cũng có thể là một trong các thủ phạm. Bởi vì khi bị stress cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng tiết hormon cortisol, khiến các tuyến ở da tiết nhiều dầu. Dầu tiết quá nhiều kết hợp với chất bẩn, tế bào da chết là yếu tố thuận lợi để hình thành mụn.

Phát ban

Khi bạn quá căng thẳng sẽ làm cơ thể giải phóng hóa chất histamin, gây nên các triệu chứng tương tự như dị ứng. Bên cạnh đó khi cơ thể căng thẳng dễ dẫn đến mệt mỏi, sức đề kháng cũng suy giảm khiến làn da của bạn dễ bị kích thích hơn bởi các tác nhân không dây dị ứng trước đó như xà phòng, thuốc tẩy, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh.

Cân nặng dao động

Căng thẳng khiến cơ thể bạn giải phóng nhiều hormon cortisol từ đó làm suy giảm khả năng xử lý, chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Hậu quả là cân nặng của bạn có thể tăng lên hoặc giảm xuống thất thường.

Ngoài ra khi căng thẳng nhiều người thường hay tìm đến cách giải toả bằng việc ăn uống chính điều này khiến cho lượng chất béo và lượng đường nạp vào cơ thể không ổn định, dễ dẫn đến tình trạng tích trữ mỡ gây béo phì.

Ảnh: ilh.com

Đau đầu

Nghiên cứu cho thấy khi bị căng thẳng tấn công, não xảy ra những thay đổi đáng kể. Một nghiên cứu trạng thái não bộ cho thấy hình ảnh quét não khi bị căng thẳng, phát hiện phần nhỏ của não sẽ bị ức chế gây ra phản ứng tiêu cực. Một phần của não trong vùng hippocampus (chịu trách nhiệm tăng cường cảm xúc) bị suy yếu khiến nhận thức bị hệ lụy.

Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng stress khiến dạ dày tiết nhiều dịch acid và gây triệu chứng ợ nóng. Căng thẳng cũng có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy.

Thường xuyên bị cảm, cúm

Ảnh: allergyatlanta.com

Căng thẳng khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, do vậy bạn sẽ hay bị ốm và bệnh cũng lâu khỏi hơn. Một cuộc khảo sát cho thấy những người căng thẳng dễ bị ốm gấp đôi người bình thường.

Đầu óc mơ màng

Căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy của não bộ. Hormon cortisol khiến não khó tập trung và làm suy giảm trí nhớ, cũng như gây lo âu, trầm cảm.

Rụng tóc

Ảnh: Beleza.vn

Tóc cũng có chu trình thay mới đổi cũ, trong đó tóc cũ sẽ rụng đi nhường chỗ cho tóc mới mọc lên. Nhưng căng thẳng làm rối loạn chu trình này. Stress nặng sẽ khiến một lượng lớn nang tóc đi vào giai đoạn nghỉ ngơi và rụng sau đó vài tháng. Căng thẳng cũng khiến hệ miễn dịch trở nên mù quáng khi tấn công chính những nang tóc của cơ thể và gây rụng tóc.

Lời khuyên

Người xưa thường có câu “7 phần tinh thần, 3 phần bệnh”. Vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc hay thực phẩm để chống lại các hậu quả của việc căng thẳng, thì điều quan trọng hơn hết là hãy loại bỏ tận gốc của căng thẳng, bạn sẽ thấy khi tinh thần thư thái trở lại, bệnh tật có thể biến mất một cách tự nhiên.

Khi bạn căng thẳng hoặc mệt mỏi, hãy cố gắng thư giãn, nhắm mắt và thở thật chậm, tập trung vào từng hơi thở cho đến khi bạn lấy lại sự tập trung.

Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, luyện tập yoga hoặc khí công thiền định là những biện pháp vô cùng hữu ích giúp bạn tăng cường sức đề kháng và giải tỏa căng thẳng.

Ảnh: dermatologyarts.com

Minh Nguyên

Exit mobile version