Bệnh xuất huyết não màng não do thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh là bệnh lý nguy hiểm, có diễn tiến nhanh và đột ngột. khi trẻ gặp chứng bệnh này sẽ có tình trạng chảy máu ở não và màng não.
Thiếu vitamin K là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ nhỏ dễ mắc phải chứng xuất huyết não. Vitamin K tham gia vào quá trình tổng hợp ở một số yếu tố đông máu ở gan. Thiếu các yếu tố này khiến cơ thể dễ bị chảy máu.
Nếu trong những tháng cuối thai kì mẹ không được bồi bổ các thực phẩm giàu vitamin K, sau khi sinh thực hiện chế độ ăn kiêng khiến lượng vitamin K trong sữa mẹ càng thấp. Đồng thời ở trẻ sơ sinh, khi 1 tháng tuổi, vi khuẩn có khả năng tổng hợp vitamin K ở đường ruột chưa đủ, dẫn đến bé càng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin K, tăng khả năng bị xuất huyết não hơn trẻ lớn. Một số bé phải dùng thuốc kháng sinh sớm, rối loạn chức năng tiêu hóa cũng sẽ khiến nguồn vitamin K tổng hợp ở ruột thấp hơn.
Vai trò của vitamin K
Theo các chuyên gia, vai trò chính của vitamin K là giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu bị mất khi bị thương. Vitamin K có thể giúp phòng ngừa ung thư, tăng cường tỷ trọng xương, hạn chế bệnh tim mạch, hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch, giảm bệnh tiểu đường. Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể và giảm được tới gần 20% rủi ro mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn.
Vitamin K có thể giúp phòng ngừa ung thư, tăng cường tỷ trọng xương, hạn chế bệnh tim mạch, hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch, giảm bệnh tiểu đường. Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể và giảm được tới gần 20% rủi ro mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn.
Tỷ lệ mắc bệnh
Theo bác sỹ Đặng Ánh Dương, Phó Trưởng khoa Hồi sức ngoại (BV Nhi TƯ), có đến 90% trẻ bị chảy máu não do thiếu vitamin K xảy ra ở thời điểm 30-40 ngày tuổi. Dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ trẻ để lại di chứng lên tới 50%, tỉ lệ tử vong từ 25% đến 40%. Trong khi đó, việc phòng chống căn bệnh này rất đơn giản bằng cách, trẻ 1 ngày tuổi, 7 ngày tuổi và 1 tháng sau sinh thì tiêm hoặc cho uống vitamin K.
Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý có nguy cơ tử vong cao. Các di chứng của xuất huyết não ở trẻ sơ sinh để lại rất nặng nề: Liệt chức năng vận động, động kinh, ức nước não thất, chậm phát triển tinh thần, thậm chí trẻ sẽ bị tàn tật đến suốt cuộc đời. Mặc dù đây là chứng bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng được và chữa khỏi, ít di chứng nếu như được phát hiện và điều trị sớm.
Biểu hiện của bệnh
Da xanh tái, bỏ bú, nôn trớ và khóc thét lên, rên rỉ và co giật, có thể mất ý thức và hôn mê đồng thời. Bé có thể bị co giật toàn thân hoặc co giật cục bộ ở một chi, ở mặt hoặc nửa người, mi mắt bị sụp. Nhịp thở không đều hoặc có lúc ngừng thở (Đây là trường hợp bệnh nhi đã ở trong giai đoạn rất nguy kịch).
Khi quan sát kỹ, có thể thấy thóp của bé phồng, căng; trên da có xuất huyết (Bầm tím; với trẻ sơ sinh có thể bị chảy máu rốn kéo dài và nếu trẻ có tiêm chích thì chỗ tiêm chích bầm tím). Khi có biểu hiện xuất huyết ở da, rốn, chỗ tiêm chích thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện, phát hiện bệnh sớm, không để xảy ra xuất huyết não. Nếu bé đã được 30 – 60 ngày tuổi mà có biểu hiện như trên, cha mẹ nên nghi ngờ ngay là xuất huyết não màng não. Xét nghiệm thấy có thiếu máu, chọc dò nước não tủy thấy dịch chảy ra màu hồng có máu.
Nguồn bổ sung vitamin K
Việc bổ sung vitamin K tốt nhất từ thực phẩm, rau, củ quả như: Đinh hương, trái cây sấy khô, dầu Olive, ớt bột, trứng, cà rốt, rau xà lách, cây ngón tay, cần tây, măng tây, bông cải xanh, dưa chuột, rau mùi tây, bắp cải, cải xoăn, cải bó xôi.
Chú ý
Các bà mẹ khi mang thai dùng các thuốc rifamycin, isoniazid, bacbiturat hoặc bị nhiễm dioxin cũng sẽ khiến con khi sinh ra có khả năng bị xuất huyết não màng não cao hơn những đứa trẻ khác.
Chi Mai
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.