Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, khó phát hiện ở giai đoạn sớm bởi diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Ở nước ta chủ yếu xuất hiện ở nhóm người từ 50-60 tuổi, tuy nhiên, nguyên nhân gây ung thư gan của bệnh nhân dưới đây lại là ngoại lệ. Đây là bài học lớn cho mọi người đồng thời có thể thấy nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn ngay trong từng gia đình.
Cậu bé 7 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối
Một ngày đầu tháng 7/2018, có người đàn ông hốt hoảng bế cậu con trai chạy tới phòng cấp cứu của bệnh viện Nhân dân Bắc Kinh. Tiểu Nam (tên cậu bé) đang xem tivi đột nhiên đau bụng kịch liệt, lăn lộn khắp đất không rõ nguyên nhân. Sau khi tiến hành chụp CT các bác sỹ phát hiện khối u bất thường xuất hiện ở gan của bé. Khi làm các xét nghiệm chuyên sâu thì nhận thấy bé mắc ung thư gan đã ở giai đoạn cuối.
Qua trao đổi với người nhà bệnh nhân, bác sỹ Nghê người điều trị trực tiếp cho cậu bé được biết gia đình Tiểu Nam không có tiền sử bị ung thư gan, không có người mắc viêm gan B. Nói chuyện nhiều hơn với người nhà bệnh nhân, cuối cùng các bác sỹ đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh ít ai ngờ tới.
Tiểu Nam sinh ra và lớn lên thường ở thành phố với cha mẹ nên ít có dịp về quê thăm bà nội. Vốn thương yêu cháu đích tôn, có món gì ngon bà không ăn mà đều cất phần cho bé từ hoa quả, bánh kẹo và các loại hạt.Thấy các loại quả hạch đắt tiền có thời hạn sử dụng khá lâu nên ai mang biếu bà bà đều không ăn tích lại phần cho cháu. Thường xuyên ăn các loại hạt đã được bảo quản lâu bị biến chất là nguyên nhân chính gây bệnh cho cậu bé.
Aflatoxin trong hạt mốc có thể dẫn tới ung thư gan
Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus, là một loại nấm mốc sinh độc tố.
Độc tố vi nấm aflatoxin có nhiều ở trong các loại ngũ cốc (ngô, kê, lúa miến, gạo, lúa mì), hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương, hạt bông), gia vị (ớt, hạt tiêu đen, rau mùi, nghệ, gừng) và các loại quả hoặc hạt khác như hạt dẻ, dừa…
Đây là chất gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với các tổ chức tế bào gan. Chỉ cần hấp thu quá 1mg aflatoxin, nguy cơ mắc ung thư gan sẽ ở mức cực kỳ cao. Với một người bình thường có cân nặng khoảng 70kg, nếu hấp thu quá 20mg aflatoxin có thể dẫn tới tử vong. Theo một nghiên cứu mới đây trên các bệnh nhân ung thư gan nguyên phát điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội) cho thấy có hơn 83% số bệnh nhân chứa Aflatoxin trong tổ chức gan.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội, độc tố vi nấm này dễ dàng được hấp thu sau khi ăn, nguy hiểm hơn khi loại nấm này được hấp thu hoàn toàn. Khi đến ruột non sẽ được nhanh chóng hấp thu vào máu tĩnh mạch mạc treo, hấp thu ở ruột non và tá tràng là nhiều nhất.
Điểm mặt nơi aflatoxin “cư ngụ” trong bếp của bạn
1. Thực phẩm mốc
Loại độc chất này thường xuất hiện trong thực phẩm mốc, đặc biệt là các loại có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng, bắp, một số hạt có dầu khác, lúa gạo, khoai mì… với tốc độ lan truyền cực nhanh. Do đó, ngay cả khi thực phẩm chỉ bị mốc một bộ phận nhỏ, bạn cũng tuyệt đối không nên sử dụng phần còn lại.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên dự trữ các loại thực phẩm dễ bị mốc với số lượng quá nhiều hay thời gian quá lâu. Thực phẩm bị mốc nên được vứt bỏ, tránh việc tái sử dụng bằng cách cho gia cầm, gia súc ăn.
2. Quả hạch bị đắng
Khi ăn phải các loại quả hạch để lâu biến chất có vị đắng, bạn cần lập tức nhổ ra và súc miệng. Nguyên nhân là bởi vị đắng đó rất có thể bắt nguồn từ aflatoxin sinh ra trong quá trình lên mốc. Thường xuyên tiêu thụ những loại hạt đã có vị đắng này sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
3. Đũa rửa không sạch
Bản thân những chiếc đũa chúng ta dùng hằng ngày vốn không tồn tại aflatoxin. Tuy nhiên, trong quá trình dùng đũa ăn cơm, ngô, đậu phộng nếu không vệ sinh sạch sẽ, các chất tinh bột bị bám trên đũa (đặc biệt là đũa gỗ) lâu ngày sẽ sản sinh aflatoxin. Bởi vậy, nên chú ý rửa sạch đũa, ngâm đũa thường xuyên bằng nước nóng, giấm hoặc muối ăn định kỳ 6 tháng một lần.
Biện pháp phòng ngừa ung thư và chăm sóc sức khỏe tạng gan
Sử dụng thực phẩm hỗ trợ thải độc gan
Tỏi: Chỉ cần một lượng ít tỏi trắng mỗi ngày đã có thể kích hoạt enzyme của gan. Loại enzyme này giúp tăng cường thải độc tố cho cơ thể. Trong nó còn chứa hàm lượng cao allicin & selenium, hai hợp chất tự nhiên giải độc gan.
Bồ công anh: Bồ công anh còn gọi là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mũi mác, rau lưỡi cày. Theo Đông y, bồ công anh có tính mát, vị hơi đắng, đi vào các kinh tâm, can, thận. Các hoạt chất trong cây bồ công anh có thể giúp cải thiện, tăng cường chức năng gan mật, chuyển hóa các chất béo trong gan, giải độc gan. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology năm 2010 cho thấy hiệu quả điều trị của rễ bồ công anh với các rối loạn chức năng gan. Ngoài ra một số nghiên cứu năm 2013 cho thấy có tác dụng giúp phòng ngừa, điều trị các chứng gan nhiễm mỡ. Có thể dùng cây này với cải xoong đem ép lấy nước uống hàng ngày hoặc sử dụng trà lá, rễ tốt cho gan mật, có thể dùng thường xuyên cho những bệnh nhân đau gan, vàng da.
Ngủ đủ giấc
Cổ nhân có câu “thuốc uống trăm thang, không bằng ngủ ngon một giấc”, nghĩa là một giấc ngủ ngon còn tốt hơn cả dùng thuốc bổ. Theo Đông y, từ 11h đêm đến 2h sáng là lúc khí huyết trong gan vượng nhất, cũng là thời điểm tốt nhất để gan “nuôi” máu, đồng thời bắt đầu thải độc. Tuy nhiên, quá trình này chỉ được tiến hành khi cơ thể đang ngủ say. Thức đêm không chỉ khiến gan không được thải độc, còn khiến cho cơ quan này bị thiếu máu, những tế bào đã tổn thương sẽ khó có khả năng phục hồi, gây tổn hại rất lớn đối với cơ thể.
Người quanh năm thức đêm, dù là nam hay nữ, đều trực tiếp làm tổn thương gan, lâu dần dẫn tới tổn thương thận, từng bước từng bước sẽ gây ra thiếu cả khí lẫn huyết của cơ thể, mỗi ngày soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xạm đen. Lúc này dù có sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bồi bổ hàng ngày, rèn luyện sức khỏe hằng ngày, cũng không thể đổi lại được những tổn hại gây ra do thiếu ngủ và do ngủ không ngon.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch