Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện cách chung sống hòa bình với tế bào ung thư của bác sĩ Đài Loan (Phần 2)

Phát hiện mắc ung thư khi học nghiên cứu sinh tại Canada, bác sĩ Lý Phong đã trải qua nhiều khó khăn khi đối diện với bệnh tật. Những người bị bệnh như bà hoặc là sống gắn bó với chiếc giường hoặc sớm qua đời; nhưng ngược lại bà có thể sống một cách rất khỏe mạnh. Dưới đây là ‘pháp bảo’ giúp bà chung sống hòa bình với tế bào ung thư trong hơn 30 năm qua.

Mỗi khi gặp người bị ung thư dạ dày, đại tràng, tử cung, vú và tiền liệt tuyến bà đều cố gắng khuyên họ thay đổi chuyển sang ăn chay. Ban đầu là không ăn những loại động vật bốn chân, loại hai chân dần dần kiêng cuối cùng là không ăn các loại thịt. Vậy tại sao 5 loại ung thư này nên ăn chay?

Tại sao ăn chay giúp cơ thể khỏe hơn?

Nguyên nhân vì ung thư cổ tử cung, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt có liên quan mật thiết đến hormone. Thịt không chỉ giàu hormone mà còn dễ dàng làm biến đổi, từ đó làm tăng các nhân tố gây ung thư. Trên thực tế, dạ dày chỉ cần ngũ cốc, trái cây và rau quả, là đủ đạt mục đích trao đổi chất. Nói đơn giản ăn thịt làm tăng gánh nặng cho dạ dày và tích tụ các tạp chất có hại cho cơ thể.

Bàn về vấn đề ăn chay, bác sĩ Lý chia sẻ: “Sữa bò là để nuôi bò con chứ không phải để nuôi người, canxi có thể được hấp thu đủ cho cơ thể thông qua ăn các loại rau củ quả. Còn về trứng gà, trứng vịt là để ấp ra gà con, vịt con. Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lứt cũng đầy đủ dinh dưỡng như trứng, bổ sung nhiều cũng tương đương. Không cần thịt, trứng, sữa chúng ta cũng có sức khỏe”.

Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lứt cũng nhiều như trong sữa, trứng rất tốt cho những người ung thư. (Ảnh: alibaba.com)

Vận động là cách cơ bản để thay đổi thể lực

Vận động là cách cơ bản thay đổi thể lực, bởi bản thân chúng vốn có khả năng chống lại chất độc hoặc ung thư. Tuy nhiên, bởi môi trường bên trong và ngoài thân thể có quá nhiều yếu tố gây hại từ đó cản trở khả năng miễn dịch và mắc bệnh. Mặt khác, vận động có thể thúc đẩy lưu thông máu, từ đó làm tăng sức sống của tế bào và khả năng miễn dịch.

Sau khi bị bệnh, bà bắt đầu tập leo núi. Ngoài ra còn đi bộ và chạy bộ, bà đã dành rất nhiều thời gian để tập yoga, khí công và các bài thiền. Ban đầu rất khó khăn và không thấy kết quả gì, sau một thời gian thì thể chất được cải thiện. Yoga và các bài tập khí công cũng như thiền định rất tốt cho sức khỏe.

“Học cách mỉm cười, không tức giận, nhìn mọi việc theo hướng tích cực, buông bỏ là ‘pháp bảo’ giúp tôi sống thêm bốn mươi năm”.

Theo bác sĩ Lý, ngoài yếu tố sinh lý, để vượt qua bệnh tật, còn cần bắt đầu thay đổi từ tâm lý ví dụ như, học cách mỉm cười nhiều hơn, không tức giận và nhìn mọi thứ với thái độ tích cực. Ngoài ra, còn phải học cách buông bỏ. Đây chính là những bí quyết giúp bà đối mặt và sống hòa bình với bệnh tật.

Học cách mỉm cười là một bài học rất đặc biệt. Bởi vì, khi mỉm cười, đặc biệt là cười to sẽ làm các tế bào trong cơ thể được thư giãn. Chỉ khi chúng được hoàn toàn thư giãn mới có thể tròn và tràn đầy sức sống, đủ để đối phó với sự tấn công của môi trường bên ngoài. Bác sỹ Lý tiếp tục: “Khi tôi mới bắt đầu học cười, kỳ thực là trong tâm không muốn, chỉ cố làm cho miệng mình trông giống như một nụ cười. Nhưng theo thời gian, tâm lý sẽ tự nhiên hợp tác, và tôi thực sự có thể cười nói vui vẻ mọi nơi”.

Tức giận khi người khác làm sai chính là tự trừng phạt mình

Bác sĩ Lý chia sẻ: “Học cách không tức giận là một nhiệm vụ khó khăn. Bởi vì tôi là người thẳng thắn và thích tranh đấu, luôn muốn bao đồng chống lại sự bất công. Sau khi hiểu được tác hại của sự tức giận và rút ra kinh nghiệm ‘Tức giận khi người khác làm sai chính là tự trừng phạt mình’, tôi bắt đầu cố gắng tập thay đổi. Ban đầu quả thật rất khó khăn, tôi đã phải mất 4 – 5 năm mới có thể thay đổi được một chút. Ban đầu, khi người khác khiêu khích tôi bèn lập tức phản ứng sau đó hối hận. Sau này, khi lại bị khiêu khích và nhận thấy bản thân sắp tức giận, tôi sẽ lập tức chạy đến nơi không nhìn thấy điều đó và từ từ điều chỉnh cảm xúc. Dần dần tôi học được cách kìm nén sự nóng nảy của mình mà không cần chạy trốn. Tuy nhiên, vẫn cần tự nói với lòng mình: ‘Bạn thật tội nghiệp’. Để cân bằng cảm xúc, tôi luôn học cách mỉm cười với mọi thứ mình nhìn thấy xung quanh”.

Chúc mừng bệnh nhân bị ung thư

Theo bà, thái độ tích cực có tác động lớn đến hiệu quả trị liệu. Bà chia sẻ: “Trước khi bị bệnh, vì thất bại liên tiếp nên tôi không tin vào cuộc sống và tương lai. Tuy nhiên, sau khi mắc, bởi khôi phục niềm tin vào cuộc sống và tương lai, mặc dù không điều trị, cơ thể vẫn dần trở nên tốt hơn. Do đó, sau khi sức khỏe có tiến triển tốt hơn, ngoài vì yếu tố nghề nghiệp, một trong những điều tôi muốn làm nhất đó là cổ vũ bệnh nhân ung thư. Khi một người mắc ung thư đang chán nản nghĩ tới đó là ‘án tử hình’ được giới thiệu với tôi thường cảm thấy nghi ngờ. Đặc biệt là khi thấy tôi như một tấm gương sống, anh ta có thể tin tưởng và dũng cảm mạnh mẽ đứng lên từ đó sự tự tin có thể dễ dàng được thiết lập”.

Bác sĩ Lý bày tỏ, cho dù bệnh nhân cúi đầu và mặt mày ủ rũ bước vào văn phòng của tôi, có thể sẽ ngẩng cao đầu và và nở nụ cười khi đi ra. Những gì tôi đã làm là không phải là điều gì quá kỳ tích. Đơn giản đó chỉ là tôi cho họ ‘hy vọng’ và để cảm xúc của họ thay đổi nhanh chóng từ tiêu cực sang tích cực.

Bà chia sẻ: “Khi một bệnh nhân ung thư đến gặp, tôi sẽ nói ‘Chúc mừng bạn đã bị ung thư’. Đối phương vừa nghe thấy, ban đầu tự sẽ không thể lý giải. Tôi nói với họ, ‘Nếu không bị ung thư, làm sao có thể thay đổi thói quen ăn uống? Làm sao có thể bắt đầu học cách vận động? Làm sao có thể biết nên học cách mỉm cười? Bên cạnh đó, kể từ hôm nay, cuộc sống của bạn sẽ ngày một tốt hơn, có chất lượng và ý nghĩa hơn. Điều này không đáng để chúc mừng sao?’ Khi nghe được những phân tích này, gánh nặng tâm lý về bệnh tật của họ sẽ được giải tỏa rất nhiều”.

Khi tâm trạng của họ đã tương đối ổn định, lúc chuẩn bị rời đi, tôi sẽ nói, ‘Xin chúc mừng bạn một lần nữa’. Khi bên kia nghe thấy, sẽ cảm thấy như màn sương mù không thể lý giải. Tôi đã chúc mừng họ rồi, còn điều gì đáng để chúc mừng lần nữa?’ Vào lúc này, tôi sẽ trả lời họ: ‘Tôi đã chia sẻ với bạn kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe chống lại ung thư 30 năm qua của tôi. Đây lẽ nào không phải là điều đáng chúc mừng không?’ Bằng cách này, họ sẽ rời đi với một cảm giác mãn nguyện và đầy hy vọng.

Bác sĩ Lý Phong chia sẻ tại trung tâm bệnh học Lý Phong về cách chung sống hòa bình với tế bào ung thư. (Ảnh: lnanews.com)

Tận dụng pháp bảo để sống thêm hơn 30 năm

Nếu mọi việc đều suy nghĩ theo hướng tích cực, mọi thứ xung quanh sẽ trở nên tốt đẹp. Ngược lại, mọi thứ sẽ trở nên càng tồi tệ. Buông bỏ, nghe thì có vẻ dễ, nhưng thực sự là khó nhất, bởi cần bắt đầu từ nội tâm. Khi tâm thực sự có thể thả lỏng và buông bỏ mọi thứ một cách dễ dàng, các tế bào mới thật sự được nới lỏng. Để thực sự làm được điều này, cần học cách buông bỏ rất nhiều thứ có giá trị trên thế gian, bao gồm cả danh, lợi, tình…

Bác sĩ Lý chia sẻ, phương pháp của tôi bắt đầu từ ngăn kéo tủ. Những thứ không sử dụng lâu ngày lập tức vứt đi, cho đi. Dần dần quần áo, thậm chí các mối quan hệ xã hội cũng vậy. Từ đó, tôi trở nên rất đơn giản, mộc mạc, cơ thể sẽ được ung dung tự tại.

Lúc đó, bác sĩ phán đoán tôi chỉ có thể sống thêm được 6 tháng. Vậy tại sao tôi lại có thể sống thêm được tới nay là hơn 30 năm?

Mỉm cười, không tức giận, nhìn mọi thứ một cách tích cực, học cách buông bỏ chính là pháp bảo quan trọng.

Theo blog.sina.com.cn
Kiên Định biên dịch

Exit mobile version