Đại Kỷ Nguyên

Chai chân: Điều trị không khó khăn như bạn nghĩ

Bệnh chai chân tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến việc đi lại do đau đớn. Các biện pháp điều trị như khoét sâu loại bỏ chai hay ngâm chân thông thường cũng không giúp loại bỏ vết chai được triệt để. Phương pháp này giúp bạn trị từ gốc đến ngọn.

Chai chân hay còn gọi là mắt cá chân, là tình trạng tăng sinh dày lớp bì và thượng bì, nhất là lớp sừng, thường gặp ở các điểm tì ép nhiều trong lòng bàn chân như gót chân, các điểm đối diện với ngón chân 3 và 5, có khi ở lưng ngón chân. Tổn thương nổi thành từng đám dày sừng, màu vàng sẫm, ở giữa có ‘‘nhân’’, ấn vào đau nhói.

Vùng da chai có màu vàng sẫm, to, nhỏ, dày, mỏng, tùy tuộc vào thời gian và tiến triển của bệnh.

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái vì ảnh hưởng đến việc đi lại do đau đớn, đặc biệt là mắt cá ở gót chân.

Điều trị trong Tây y

Y học hiện đại thường điều trị chai chân bằng cách đốt điện hoặc cắt phần chai chân, khoét sâu hết các tế bào quá sản mà người ta thường gọi là “chai”, ngâm chân vào nước nóng xà phòng cho bở lớp sừng, gọt mỏng rồi băng mỡ Salicylic 5 – 20%.

Vết thương sau khi khoét sâu để loại bỏ trên chân dễ bị chai lại. (Ảnh: PLO.VN)

Do phải khoét sâu, vết thương lâu liền, lại dễ tái phát vì khó lấy hết được chai ở chân, hoặc để lại sẹo xơ hóa to hơn, phát triển nhanh và gây đau đớn, khó chịu.

Điều trị theo Đông y

Trong Đông y, chai chân thuộc phạm vi chứng thấp gây ra bệnh như: nhục chích, kê nhãn… Nguyên nhân là do tỳ vị suy yếu.

Biểu hiện: Cảm giác người nặng nề, mệt mỏi khi sáng dậy, ăn lâu tiêu, ăn no đầy bụng, lưỡi phình to, rêu lưỡi dầy, nhớt, lưỡi có dấu răng… thường hay gặp ở người béo bệu.

Vị là một cơ quan rỗng, trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiểu trường. Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi vào vị, được vị làm chín nhừ, cho nên vị là cái kho lớn, cái “bể chứa đồ ăn”.

Tỳ là một cơ quan đặc nằm bên trái của vị (theo vị trí tự quan sát thân thể) có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng mà Đông y gọi là có công năng vận hóa. Vận – tức là chuyển vận, chuyên chở. Hoá – tức là tiêu hoá hấp thu. Tỳ và vị hợp tác với nhau để hoàn thành chức năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng.

Tỳ vị suy yếu dễ sinh thấp ứ trệ dễ dẫn đến phù thũng và tạo các vết chai chân. (Ảnh: Zing.vn)

Tỳ vị suy yếu chủ yếu là do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều lạnh khiến phần dương của tỳ vị không đủ; thứ hai là do lo buồn, tức giận, can khí không điều hòa, tác động mạnh đến tỳ vị.

Tỳ vị yếu dẫn đến bộ máy tiêu hóa yếu không làm chủ được sự vận chuyển chất lỏng đi khắp cơ thể, dẫn đến chất lỏng tích tụ đặc thành chai chân.

Đông y có câu: “Dưỡng tỳ vị chính là dưỡng nguyên khí, dưỡng nguyên khí chính là dưỡng sinh mệnh”, tỳ vị khỏe là yếu tố quan trọng để bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Phương pháp điều trị

Kiện tỳ vị, trừ phong thấp, thông kinh lạc khử ứ, có thể dùng bài:

Trần bì, cẩu tích, uy linh tiên, địa phu tử, hồng hoa: Trần bì 15g, cẩu tích 30g, uy linh tiên 30g, địa phu tử 30g, hồng hoa 10g, sắc lấy nước ngâm chân khi còn nóng, mỗi ngày 2 lần. Mỗi thang có thể dùng 3 – 4 lần.

Sau khi kiện tỳ trừ thấp, thông kinh lạc, khử ứ, vết chai sẽ tự bong ra. (Ảnh: Dynamisk Fodpleje)

Có thể kết hợp với thuốc bên ngoài như:

Hồng hoa, địa cốt bì: Hồng hoa 3g, địa cốt bì 6g, tán bột trộn với dầu vừng và một chút bột mì thành dạng cao rồi đắp lên tổn thương.

Ô mai ngâm giấm: Ô mai 30g sấy khô, tán vụn, đem ngâm với 250ml giấm chua trong 2 tuần rồi lấy dịch thuốc bôi vào tổn thương mỗi ngày 3 lần.

Lô hội: Trước tiên, rửa sạch tổn thương, sát khuẩn bằng cồn y tế rồi dùng dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày. Sau đó, lấy lá lô hội tươi thái phiến mỏng đắp lên tổn thương và dùng băng cố định, mỗi ngày thay thuốc 2 lần, làm liên tục cho đến khi khỏi.

Tỏi tím, hành tươi, giấm chua: Tỏi vỏ tím 1 củ, hành tươi 1 củ, giấm chua vừa đủ. Trước tiên, dùng cồn y tế sát khuẩn rồi lấy dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày. Tiếp đó, ngâm chân bằng nước muối trong 20 phút (200ml nước chín pha với 5g muối) rồi dùng tỏi và hành giã nát trộn với giấm chua đắp lên tổn thương, cố định bằng băng y tế, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thông thường 5 – 7 ngày là khỏi.
Ô mai, muối, giấm: Ô mai 30g, muối ăn 3g, giấm lâu năm lượng vừa đủ. Ô mai đem ngâm vào nước muối trong 1 ngày rồi bỏ hạt, giã nát, trộn với giấm thành dạng hồ và đắp lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thường sau 3 lần là khỏi.
Giải pháp giúp ngăn ngừa chai chân

Lan Oanh

Exit mobile version