Đại Kỷ Nguyên

‘Chẩn đoán’ bệnh qua mùi mồ hôi của cơ thể

Mùi cơ thể là nỗi ám ảnh của bất cứ ai, đặc biệt trong thời tiết nóng nực. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mồ hôi, hơi thở, da đầu… có mùi khó chịu trong thời gian dài, bạn không nên chủ quan, bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. 

Ngoài chế độ ăn uống, nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu của cơ thể còn có thể do căng thẳng, viêm nhiễm, cơ địa…

Da đầu có mùi hôi

Đây là dấu hiệu cảnh báo da đầu bị nhiễm nấm hoặc mất cân bằng hóoc-môn.

Hơi thở hôi

Mùi hôi vùng dưới cánh tay

Nguyên nhân sâu xa gây nên hôi nách là do tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh, tiết ra nhiều dầu và chất béo. Khi kết hợp với nhóm vi khuẩn định cư ở đây sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu.

Hôi chân

Dấu hiệu của căng thẳng, thay đổi hóoc-môn, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hoặc bị nấm chân.

Để cơ thể luôn thơm tho, bạn nên áp dụng những mẹo dưới đây:

– Nên chọn các loại trang phục bằng chất liệu khô thoáng, nhẹ, dễ thấm hút như cotton, giúp cơ thể thông thoáng. Ngoài ra, nên tránh mặc các loại quần áo chật, bó sát người vì dễ làm cơ thể bị bí hơi, gây mùi.

– Không nên mặc quần áo quá 1 lần. Sử dụng nước xả vải và phơi khô ngoài nắng để khử mùi hôi trên quần áo.

– Hạn chế dùng các loại gia vị như tỏi, hành, ớt, bột cà-ri, các loại thịt có màu đỏ, thực phẩm nhiều mỡ, tinh bột… bởi chúng sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi và đậm mùi hơn.

– Nên ăn nhiều rau quả và uống nước ép trái cây, đặc biệt là những loại thực phẩm, rau quả như quất, cam, bưởi hay rau mùi, xà lách.

– Tắm rửa thường xuyên, ít nhất là 2 lần/ngày, để cơ thể được khô thoáng, sạch sẽ.

– Giữ vệ sinh các vật dụng cá nhân, đồ dùng trong phòng tắm như khăn tắm, khăn mặt để mùi hôi, vi khuẩn không có cơ hội trở lại cơ thể.

– Ngâm chân vào nước ấm có pha gừng hoặc phèn chua trước khi đi ngủ nếu mùi hôi tập trung ở chân.

– Giảm mùi hôi cơ thể bằng cách sử dụng các loại nước hoa và lăn khử mùi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng các sản phẩm này sau khi cơ thể được vệ sinh sạch sẽ.

Lan Phương

Exit mobile version