Đại Kỷ Nguyên

Chẩn đoán sớm giúp ngăn ngừa căn bệnh là nguyên nhân gây tử vong đứng đầu thế giới

Tăng huyết áp (THA) thường được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ ở những người không có triệu chứng. Việc chẩn đoán và phân loại tăng huyết áp dựa vào chỉ số huyết áp được đo chính xác theo quy trình bằng máy đo huyết áp. Tuy nhiên cần kết hợp với việc khai thác tiền sử, khám lâm sàng và làm một số thăm dò cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân, tìm các tổn thương cơ quan đích và giúp tiên lượng bệnh.

Làm thế nào để biết mình bị tăng huyết áp?

Có một cách đơn giản và dễ thực hiện để biết có bị tăng huyết áp (THA) hay không là đo huyết áp định kỳ. Đo huyết áp cần được thực hiện mỗi năm một lần với người dưới 40 tuổi, còn những người từ 40 tuổi trở lên thì cần được đo huyết áp 6 tháng/lần. Mỗi người nên biết rõ số đo huyết áp của mình.

Đo huyết áp có thể được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà. Máy đo huyết áp có thể là loại máy đo cột thủy ngân, máy đo loại đồng hồ hay máy đo tự động. Tuy nhiên cần sử dụng loại băng đo huyết áp cuốn ở cánh tay. Nếu đo tại nhà cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ, hướng dẫn của nhà sản xuất máy và cần phải biết cách đo huyết áp đúng.

Ảnh: articulo.mercadolibre.cl

Chẩn đoán

Nên đo huyết áp nhiều lần trong tình trạng không căng thẳng (như nghỉ ngơi, ngồi, bàng quang trống, thân nhiệt ổn định) để đánh giá huyết áp chính xác. Không nên chẩn đoán có tăng huyết áp chỉ qua một lần đo, ngoại trừ huyết áp > 210/120 mmHg hoặc tăng huyết áp đồng thời có tổn thương cơ quan đích. Hơn hai lần đo có chỉ số bất thường trong vài tuần theo dõi nên xem xét việc điều trị.

Đo huyết áp một cách cẩn thận để loại trừ tăng huyết áp giả tạo vì nó có thể xảy ra ở người lớn tuổi có mạch máu cứng, khó đè ép. Theo dõi huyết áp liên tục 24h để đánh giá huyết áp trung bình của bệnh nhân và nguy cơ tổn thương cơ quan đích.

Theo dõi huyết áp liên tục 24h rất có giá trị trong trường hợp:

Chẩn đoán xác định THA

Dựa vào trị số huyết áp khi đo huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng cách đo huyết áp:

Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo

  Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương

1. Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình

2. Đo bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ

3. Tự đo tại nhà (đo nhiều lần)

 ≥ 140 mmHg

 ≥ 130 mmHg

 ≥ 135 mmHg

và/hoặc

 ≥ 90 mmHg

 ≥ 80 mmHg

 ≥ 85 mmHg

Khám lâm sàng

Ảnh: Hello Bacsi

Tăng huyết áp thường được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ ở những người không có triệu chứng. Muốn phát hiện và xác nhận có tăng huyết áp hay không cần đo huyết áp không xâm lấn một cách chính xác, vì vậy nên đo ở tư thế ngồi đặt cánh tay ngang tim, băng quấn có kích thước chuẩn, đặt đúng vị trí một cách hợp lý bởi vì chỉ số huyết áp cao giả có thể xảy ra nếu băng quấn nhỏ. Lấy kết quả của hai lần đo, mỗi lần cách nhau 2 phút. Nên đo huyết áp hai tay, lấy chỉ số huyết áp đo bên cao hơn.

Chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát nên xem xét trong những tình huống sau:

Xuất hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng của nguyên nhân thứ phát như hạ kali máu hoặc kiềm chuyển hóa mà không phải do điều trị thuốc lợi tiểu.

Đánh giá cận lâm sàng

Tất cả những bệnh nhân mới chẩn đoán bị tăng huyết áp nên có đánh giá qua xét nghiệm cận lâm sàng như tổng phân tích nước tiểu, dung tích hồng cầu, đường huyết, creatinin huyết tương, canxi, acid uric, XQ ngực và điện tâm đồ. Tầm soát rối loạn lipid máu qua nồng độ cholesterol và triglyceride huyết tương. Ở một vài bệnh nhân nên làm siêu âm tim để đánh giá chức năng tim hoặc phát hiện phì đại thất trái. Sau khi làm các xét nghiệm cơ bản, tuỳ theo kết quả ban đầu mà có thể chỉ định làm thêm các thăm dò khác.

Phân độ THA – Theo Hội Tim mạch học Việt Nam: dựa vào chỉ số huyết áp cán bộ y tế đo được

Bảng phân độ huyết áp

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.

BS. Thu Trang

Exit mobile version