Đại Kỷ Nguyên

Chế độ ăn uống khỏe mạnh theo Trung Quốc và Phương Tây

Ảnh của Marco Verch đăng trên Flickr.

Dường như phương Tây ăn kiêng để giảm béo, còn Trung Quốc điều chỉnh ăn uống để có sức khỏe.

Cách đây rất lâu, trong một thiên hà xa, rất xa (gợi nhớ đến Chiến tranh giữa các vì sao), một thầy thuốc đã đi du lịch với một túi thảo dược, một vài cây kim vàng và một ngàn ounce vàng. Được rồi, thực ra vị thầy thuốc này không có một ngàn ounce vàng thiệt, nhưng ông ta có kim châm cứu bằng vàng và sống trên trái đất. Ông cũng có một niềm tin là mạng sống của mỗi con người đều quý hơn một ngàn ounce vàng. Tên của ông là Sun Shu Mao (581-682 sau công nguyên) và vì niềm tin của mình, ông ta đã viết một cuốn sách có tên Một ngàn Ounces vàng. Trong cuốn sách này, ông đã mô tả chế độ ăn uống bằng cách sử dụng các loại thực phẩm và thảo dược Trung Quốc để chữa các bệnh như bướu cổ, quáng gà và bệnh tê phù beriberi. Ngày nay chúng ta hiểu được nguyên lý đằng sau việc chữa các bệnh này, đó là bù iốt cho bệnh bướu cổ, Vitamin A cho bệnh quáng gà và vitamin B1 cho bệnh beriberi. Nhưng liệu ở thời điểm đó chúng ta có thể lý giải được hệ thống thực phẩm và thảo dược Trung Quốc để điều trị bệnh với kiến thức 1400 năm sau mới có hay không?

Người Trung Quốc đã sử dụng thực phẩm và thảo dược Trung Quốc, về cơ bản là chế độ ăn uống của con người để điều trị các bệnh dường như không thể chữa được từ thời xa xưa như các ghi chép trên xương và mai rùa. Bây giờ chúng tôi có các nghiên cứu chứng minh rằng thực phẩm và thảo dược Trung Quốc có hiệu quả trong việc điều trị gần như mọi phiền não mà con người biết đến. Theo phương Tây từ “Ăn kiêng” gần như chỉ nói đến một hệ thống giảm cân. Chế độ ăn uống của người Trung Quốc có thể có hoặc không tập trung vào việc giảm cân, nhưng mục đích chính của nó là điều trị bệnh. Chế độ ăn kiêng của người phương Tây tập trung vào protein, calo, carbohydrate, vitamin và các chất dinh dưỡng khác, trong khi chế độ ăn uống của Trung Quốc tập trung vào: Năm vị, Năm bậc năng lượng, Chuyển động và Tác động của thực phẩm. Khái niệm cơ bản là, nếu tôi cảm thấy lạnh, tôi nên ăn một cái gì đó ấm áp. Nếu tôi cảm thấy nóng, tôi nên ăn một cái gì đó lạnh. (chẳng phải tất cả chúng ta đều làm điều này?) Điều này nghe có vẻ cơ bản, nhưng nó cần có một chút kỹ thuật, vì vậy hãy đọc tiếp hướng dẫn của tôi.

Người Trung Quốc phân loại thực phẩm thành năm vị. Vị rất quan trọng đối với cả thực phẩm và thảo mộc Trung Quốc vì mỗi vị ảnh hưởng đến một cơ quan nội tạng nhất định. Năm vị là ngọt, chua, đắng, mặn và chát hoặc cay nồng. Nếu bạn có xu hướng thưởng thức các loại thực phẩm ngọt và mặn thì bạn đã bỏ lỡ các lợi ích sức khỏe của thực phẩm đắng, chua và cay, bạn nên mở rộng thị hiếu của mình. Thực phẩm ngọt tác động lên dạ dày và lá lách, ví dụ rõ ràng là mật ong, đường và dưa hấu. Người Mỹ có xu hướng thích ăn kẹo và kem ngọt. Bài viết này sẽ không đề cập đến thực phẩm chế biến sẵn, tôi muốn nói tới lúa mạch, đậu xanh và hạt hướng dương, những thực phẩm ngọt này giúp trung hòa các tác dụng độc hại của các thực phẩm khác. Nếu bạn chưa từng nếm thử đậu xanh, hãy thử ăn, nếu bệnh nhân bị tiểu đường thì đó là món ăn tuyệt vời cần nghĩ đến. Vì giới hạn bài viết tôi không thể liệt kê tất cả các loại thực phẩm trong mỗi loại, bạn có thể tham khảo sách: Chữa bệnh bằng Thực phẩm: Truyền thống Châu Á và Dinh dưỡng Hiện đại của Paul Pitchfordif để biết thêm thông tin về chủ đề này. (Whole Foods: Asian Traditions and Modern Nutrition by Paul Pitchfordif).

Thực phẩm chua như giấm, ô liu, chanh và đậu adzuki có thể cản trở sự ‘di chuyển’ và rất hữu ích trong việc điều trị tiêu chảy. Thực phẩm đắng giúp giảm nhiệt cơ thể. Ví dụ về thực phẩm đắng là củ cải, cỏ biển và cà phê. Hầu hết người phương Tây có thể không coi cà phê là một loại thực phẩm có vị đắng, hãy thử nhấm nháp loại cà phê rang hạt, bạn sẽ cảm thấy hài lòng. Thực phẩm mặn giúp làm mềm độ cứng giải thích tại sao tảo bẹ và rong biển thường được sử dụng cho bệnh bướu cổ. Thực phẩm có vị chát hoặc cay nồng như bạc hà thảo mộc hoặc gừng của Trung Quốc thúc đẩy lưu thông năng lượng. Trà bạc hà tươi, mạnh thường tạo ra mồ hôi nhẹ trên trán.

Khi đề cập đến năm bậc năng lượng của thực phẩm, lý thuyết Trung Quốc chỉ đơn giản có nghĩa là thực phẩm có khả năng khiến bạn cảm thấy nóng hoặc lạnh. Nhưng năng lượng được phân loại hơn nữa thành lạnh, mát, trung tính, ấm và nóng. Đây là một khía cạnh rất quan trọng của thực phẩm bởi vì chế độ ăn uống cân bằng sẽ khác nhau tùy theo thể trạng của mỗi người. Ví dụ, một người có thể trạng lạnh sẽ cần nhiều thức ăn nóng hơn. Nếu một người bị bệnh thấp khớp lạnh và cơn đau tồi tệ hơn vào những ngày lạnh thì nên cho người này ăn những món ăn nóng như súp làm từ thảo mộc Trung Quốc như gừng, ớt đỏ, tiêu xanh hoặc quế. Hiểu được năng lượng của thực phẩm để tạo ra một chế độ ăn uống cân bằng là rất điều quan trọng. Thông thường các loại thảo mộc có hiệu quả và tác dụng nhanh hơn so với thực phẩm thông thường và vì lý do này các loại thảo mộc thường được sử dụng trong ẩm thực Trung Hoa.

Chủ đề này rất rộng lớn và tôi chỉ đề cập đến hai chủ đề liên quan đến thảo dược, thực phẩm và lý thuyết ăn uống của Trung Quốc. Sự khác biệt cơ bản giữa chế độ ăn kiêng phương Tây và khái niệm chế độ ăn uống của người Trung Quốc là: Chuyển động và Tác động của thực phẩm trong cơ thể. Để tìm hiểu thêm về các khái niệm này xin vui lòng xem các bài viết tiếp theo.

Bài viết này ban đầu được xuất bản trên www.pacherbs.com.

Theo Cathy Margolin | The Epoch Times, 31/7/2014
Thanh An dịch và biên tập

Exit mobile version