Cây rau ngổ là một gia vị được dùng như rau thơm trong các bữa cơm gia đình Việt. Nhưng có thể bạn chưa biết đây cũng là cây thuốc chữa được nhiều bệnh phổ biến.
Tùy từng vùng miền mà nó còn được gọi với nhiều cái tên như ngò điếc, ngò om, ngò thơm, ngổ đắng, ngổ trâu, ngổ đất,… Trong khoa học, rau ngổ được gọi với cái tên là Enydra fluctuans Lour. Loại rau này thuộc họ cúc và cái tên Buffalo spinach là tên tiếng Anh của loài rau này.
Chữa bệnh sỏi thận bằng cây rau ngổ
Trong y học dân gian lưu truyền bài thuốc dùng cây rau ngổ chữa sỏi thận, loại cây này có tác dụng trong việc giảm các cơn co thắt cơ trơn, giúp máu tuần hoàn và lọc máu tốt hơn.
Dùng một lượng rau ngổ tươi khoảng 50 – 100 gam nấu với khoảng 2 bát nước, kết hợp uống cùng rau mã đề hoặc râu ngô, uống đều đặn hằng ngày.
Cây rau ngổ chữa bệnh khớp
Rau ngổ chữa được bệnh xương khớp không? Câu trả lời là có, bởi trong thành phần cây rau ngổ có chứa một số hoạt chất tốt cho xương khớp như coumarin, hoạt chất carotene,… Đây được coi là bài thuốc vừa hiệu quả cho xương khớp lại vừa giảm tối đa chi phí điều trị, bởi rau ngổ dễ trồng, giá thành cũng rẻ.
Khi rau ngổ được thu hái về, có thể dùng ngay rau ngổ tươi để điều chế nước thuốc. Rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi vớt ra cho ráo. Dùng khoảng 50 gam rau ngổ trâu tươi đun cùng 1 lít nước lọc. Với công thức này người bệnh chỉ cần đun lửa vừa trong khoảng 20 phút là tắt bếp, đợi nguội là có thể uống.
Bài thuốc này có thể dùng hằng ngày mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh xương khớp. Thời điểm lý tưởng để rau ngổ trâu phát huy tác dụng là uống vào mỗi sáng
Chữa các bệnh ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính
Bị ho lâu ngày không dứt dùng cây rau ngổ tươi khoảng 50 gam đem rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn sau đó vắt nước cốt, cho vài hạt muối hạt vào hòa tan. Ngay khi ngủ dậy uống luôn và đều đặn trong 10 – 15 ngày. Lưu ý là lúc ngủ dậy phải uống luôn chưa cần đánh răng hay súc miệng.
Lưu ý khi dùng rau ngổ trâu
– Người bị dị ứng với rau ngổ trâu không được dùng
– Cây rau ngổ trâu chứa chất làm giãn cơ phủ tạng. Để tránh nguy cơ bị sẩy thai, bà bầu không nên ăn nhiều. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản trước khi dùng.
– Ngổ trâu sống trong môi trường nước nên có thể bị nhiễm trứng giun, ký sinh trùng và vi khuẩn. Nếu rửa không kỹ sẽ dễ bị ngộ độc và lây nhiễm nhiều mầm bệnh. Vì vậy, dược liệu khi thu hái về cần rửa dưới vòi nước nhiều lần cho sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng trước khi bào chế thuốc.
– Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi nên thận trọng tham vấn ý kiến thầy thuốc hoặc các bác sĩ nhi khoa trước khi dùng.
– Nhiều người bị nhầm lẫn giữa cây rau ngổ trâu và cây rau om. Chúng có hình dáng hao hao nhau nhưng hoàn toàn là hai loại khác nhau. Cây rau ngò om thân nhỏ và mềm hơn, lá ngắn hơn và không có màu xanh đậm như lá rau ngổ trâu. Cần cẩn trọng phân biệt cho kỹ tránh dùng sai dược liệu.