Đại Kỷ Nguyên

Chó dữ tấn công: Cách ứng phó và xử lý vết thương bị cắn

Vụ việc thương tâm xảy ra với cháu bé 22 tháng tuổi ở Nghệ An khi đang chơi với chị trước cổng thì bị chó hàng xóm tấn công dẫn tới tử vong khiến chúng ta không khỏi xót xa. Không những vậy nhiều người còn tỏ ra hoang mang, lo sợ loài động vật này. Vậy làm thế nào để phòng tránh chó tấn công? Và cách xử lý vết thương chó cắn như thế nào? 

Trên thực tế, bị chó dữ tấn công gây thương tích, thậm chí là tử vong, đặc biệt đối tượng là trẻ nhỏ, bạn đọc có thể đã bắt gặp ngay nơi mình sống hay đài báo đưa tin. Mặc dù Nghị định 90 của Chính phủ quy định về việc xử lý tình trạng chó thả rông mà không có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng chó thả rông ra đường không đeo rọ mõm vẫn diễn ra. Như vậy, mỗi người chúng ta nên trang bị cho mình một số kiến thức để tự vệ cho bản thân trước loài vật có nguy cơ gây hại này.

Những con chó nào dễ tấn công bạn?

Gặp chó có khả năng tấn công cần phải làm gì?

1. Cố gắng giữ bình tĩnh

Khi bất ngờ gặp chó tấn công, theo phản xạ tự nhiên bạn sẽ la hét, hoảng loạn. Lúc này, con chó sẽ càng hung hăng và tấn công mạnh hơn vì nó cảm nhận được sự sợ hãi của bạn. Do đó, lời khuyên đầu tiên cho bạn khi gặp chó tấn công đó là hãy cố gắng giữ bình tĩnh để nghĩ cách đối phó, không tỏ ra sợ hãi trước mặt chúng.

2. Giữ tư thế đứng bất động, không khiêu khích

Nhiều người khi gặp chó dữ tấn công, vì quá sợ hãi nên ý nghĩ đầu tiên là dậm chân tay, đưa chân đá chó hay tìm vật gì xung quanh để ném, thậm chí dùng gậy để xua đuổi. Tuy nhiên như đã khuyên, lúc này bạn đặc biệt phải giữ bình tĩnh và làm tư thế ‘cái cây bất động’.

Chú ý: Khi con chó tiến lại gần, đứng tránh qua một bên, điều này sẽ báo hiệu cho nó biết bạn không là mối đe dọa. Nắm tay lại, để 2 tay hai bên, không giơ lên cao. Nhiều trường hợp, con chó sẽ bỏ đi nếu bạn phớt lờ nó.

3. Không nhìn chằm chằm vào mắt nó

Loài chó có khứu giác rất nhạy bén, mạnh hơn cả con người gấp nghìn lần. Do đó, chúng có thể cảm nhận được suy nghĩ hay thái độ và hành động của bạn. Vậy nên, khi gặp chó bạn không nên nhìn chằm chằm vào mắt nó. Bởi hành động này giống như bạn đang ‘thách thức’ nó vậy.

4. Không quay lưng bỏ chạy

Khi gặp người lạ, chó thường sủa, hay chồm đến tấn công. Vậy nên, bạn không nên quay lưng bỏ chạy ngay khi gặp chó. Điều này sẽ kích thích bản năng canh giữ nhà và săn mồi của loài này. Bạn nên cẩn thận với hành động này bởi nó quyết định đến ‘sự sống còn’ của bạn. Ngay cả khi bạn đạp xe nhanh hơn thì nó cũng dễ dàng đuổi kịp.

Cách thoát khỏi sự tấn công của chó

Bạn đã giữ bình tĩnh, đứng yên bất động, không nhìn vào mắt nó, vậy làm thế nào để bạn có thể ra khỏi khu vực nguy hiểm đây?

1. Đối mặt với chó và ra lệnh: “Lùi lại”

Nếu con chó vẫn tỏ ra hung hãn khi bạn đã lờ nó đi và đứng yên bất động. Lúc này, bạn phải đối mặt với nó và nghiêm khắc ra lệnh cho nó rút lui. Khi ra lệnh dùng giọng nói trầm, mạnh mẽ, không hét lên và đừng nên nhìn thẳng vào mắt nó.

2. Chống trả khi chó bắt đầu tấn công

Nếu con chó bắt đầu cắn bạn, bạn phải tự vệ. Đánh hoặc đá vào cổ họng, mũi và gáy của chó làm nó choáng hoặc nhanh tay cầm một vật thay thế như áo, đồ chơi, ba lô, chai nước vứt cho chó cắn và bạn có thời gian để chạy thoát. Nên kêu cứu trong lúc này, cần nói rõ: “Cứu tôi với, chó cắn người”. Tránh hét to mà không kêu cứu vì chó sẽ tăng cường tấn công mạnh hơn và người khác nếu có nghe thấy cũng không rõ bạn đang gặp vấn đề gì.

Nếu sử dụng gậy hoặc bất cứ thứ gì đánh chó thì không nên đánh vào sọ vì chỗ này khá cứng, bạn nên nhắm vào cổ, gáy. Luôn mang bình xịt hơi cay theo người là giải pháp hữu hiệu nếu thường xuyên di chuyển trong khu vực mà bạn biết là có chó dữ.

Nếu tay không, bạn có thể dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên con vật, dùng đầu gối và khuỷu tay ấn mạnh xuống. Bạn hãy cố gắng tận dụng lợi thế về vị trí. Đè lên trên con vật, tập trung lực vào các bộ phận như cổ họng hoặc xương sườn, đồng thời đưa mặt ra xa khỏi tầm cào hoặc cắn của con vật. Hoặc bạn cũng có thể cưỡi lên lưng chó bằng một phần trọng lượng của cơ thể, dồn lực lên gáy nó, giữ nó nằm im đến khi có sự trợ giúp.

3. Bảo vệ mặt, ngực và cổ họng

Nếu bị ngã xuống đất trong lúc bị tấn công thì bạn sẽ khó khăn hơn khi chống trả. Do đó, cần bảo vệ những điểm quan trọng trên cơ thể bao gồm ngực, cổ, đầu mặt. Bởi vì những vết cắn ở những chỗ này gây tổn thương nặng nhất và có nguy cơ gây tử vong cao nhất.

Bảo vệ những bộ phận quan trọng bằng cách nằm gập người, co đầu gối lại ép vào thân mình và đưa tay lên tai (tay nắm lại). Cố gắng không hét lên hoặc lăn lộn ra xa, vì những hành động này có thể khiến chó bị kích động thêm.

4. Chậm rãi và cẩn thận rời khỏi nơi đó

Khi con chó bớt chú ý, bạn cần rời khỏi nơi đó bằng cách đi lùi chầm chậm ra xa, nhớ là không cử động đột ngột. Việc giữ bình tĩnh và đứng yên có thể làm bạn lo lắng, nhưng đó là cách ứng phó tốt nhất khi con chó không thực sự tấn công bạn.

Xử trí vết thương chó cắn

1. Chăm sóc vết thương

2. Theo dõi và tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế

Một số lưu ý dành cho trẻ em

Nguồn ảnh: Pixabay

Exit mobile version