Đại Kỷ Nguyên

Ăn cà tím đúng cách để không hại cho sức khỏe

Không ít trường hợp có phản ứng ngộ độc khi ăn cà tím, đặc biệt chú ý là những người đang mang thai. Vậy cần ăn cà tím như nào cho an toàn?

Không phải tất cả các loại rau xanh đều có thể ăn sống, có những loại rau xanh ăn sống rất dễ dẫn tới ngộ độc, thậm trí gây ung thư. Thông thường, hàm lượng solanine chứa trong cà tím già chưa chín tương đối cao, nếu ăn khi cà đang còn non, ăn lượng ít, có thể không xuất hiện các triệu chứng ngộ độc rõ ràng.

Nhưng không thể vì thế mà khẳng định ăn cà tím sống không thể bị ngộ độc, khi xuất hiện các cảm giác tê liệt ở môi khi ăn cà tím, thì cần phải cảnh giác. Có người nói ăn cà tìm sống có công dụng giảm béo và loại bỏ mỡ thừa hơn ăn cà tím chín, là cách nói không có căn cứ khoa học, dùng cà tím sống thay cho bữa sáng đương nhiên lại càng là một cách làm không có bất cứ căn cứ và cơ sở khoa học nào.

Thực ra, cà tím có thể hút lượng mỡ thừa của cơ thể chủ yếu là bởi chất xơ trong nó, và thực tế cà tím có thể hút được lượng mỡ thừa trong cơ thể hay không, không liên quan nhiều tới cà tím sống hay đã được nấu chín. Nguyên nhân là bởi lượng chất xơ trong đó quyết định việc thu hút lượng mỡ thừa cơ thể, và nhiệt độ không làm thay đổi tính chất lý hóa của chất xơ trong cà. Nếu cà tím đem xào hay chiên sẽ phải dùng rất nhiều dầu, thì bạn có thể ăn cà tím hấp, không nhất định cần phải ăn cà tím sống.

Ăn nhiều cà tím sống dễ ngộ độc

Trong cà tím có một chất có tên gọi solanine, đây là chất có các tác dụng chống ô xy hóa và ức chế tế bào ung thư, là một trong những nguyên nhân giúp cà tím trở thành thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe; nhưng nó lại có tác dụng kích ứng tương đối mạnh đối với đường tiêu hóa; có tác dụng gây tê ở trung khu hô hấp, khi cơ thể hấp thu quá lượng cho phép sẽ dẫn tới bị ngộ độc.

Solanine cơ bản không tan trong nước, do đó dùng các phương pháp như nấu canh, luộc.. đều không thể loại bỏ được solanine. Khi nấu cà tím có thể thêm một chút dấm ăn, ngược lại có thể hỗ trợ giúp phá vỡ và phân giải solanine.

Phương pháp phòng trống nhiễm độc solanine tốt nhất, tự nhiên đó là khống chế lượng dung nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp bình thường, một bữa chúng ta ăn khoảng 250 gram cà tím sẽ không thể gây ra  bất kỳ vấn đề gì, do vậy mọi người không cần phải quá lo lắng.

Những chú ý khi ăn cà tím

1. Cà tím có thể chế biến trong món ăn chay hoặc món ăn mặn

  Cà tím có thể xào, nướng, hấp, luộc, chiên, trộn salad, nấu canh. Ăn cà tím tốt nhất không nên bỏ vỏ, bởi vỏ cà tím rất giàu vitamin B, vitamin B và vitamin C là một cặp đôi phối hợp ăn ý hợp tác, bởi sự trao đổi chất của vitamin C sự cần có sự hỗ trợ các vitamin B, ăn cà tím cả vỏ góp phần giúp hấp thụ vitamin C. Tránh ăn cà tím sống dễ bị ngộ độc.

2. Cà tím kết hợp với tỏi tốt nhất cho sức khỏe

Nhưng đại đa số chúng ta nấu ở nhiệt độ cao, thời gian lâu, không những ngấm nhiều dầu, mà cũng mất đi rất nhiều dinh dưỡng. Khi chiên và xào có thể làm mất đi hơn 50 % lượng vitamin trong cà tím. Trong tất cả các cách sử dụng cà tím, cách ăn kết hợp với tỏi là tốt nhất cho sức khỏe.

3. Cà tím và thịt cua đều là thực phẩm có tính lạnh

   Ăn cùng nhau thường gây khó chịu đường tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy nặng, đặc biệt với những người tì vị hư hàn càng nên tránh sử dụng.

4. Ăn cà tím sống có thể bị ngộ độc

   Như đã nói ở trên. Trong cà tím sống có chứa một độc tố với tên gọi solanine, solanine có  rất nhiều trong khoai tây mọc mầm, là nguồn gây độc, chất solanine không chỉ có trong khoai tây mọc mầm, mà còn có trong cả cà tím, đó là lý do tại sao đọc tên gọi cũng có thể biết được. (âm hán việt của cà tím là cà giảm : tức là loại cà có chứa kiềm độc).

5. Những bạn trẻ khi đang trong thời kỳ mang thai nếu muốn ăn cà tím

Nên chọn lựa những quả cà còn tươi mới. Tốt nhất không nên chọn cà già, nhất là cà già sau mùa thu, bởi  solanine có hại đối với cơ thể, không nên ăn nhiều.

Nhóm người không nên tùy tiện ăn cà tím

  1. Bởi cà tím là loại rau có tính hàn lạnh, do đó, với những phụ nhữ đang mang thai có các triệu chứng như khó tiêu, dễ bị tiêu chảy, tỳ vị hư, đi phân lỏng không nên tùy ý ăn nhiều.
  2. Những bạn trẻ khi đang trong thời kỳ mang thai nếu muốn ăn cà tím, nên chọn lựa những quả cà còn tươi mới. Không nên chọn cà già, nhất là cà già sau mùa thu, bởi trong cà có chứa rất nhiều solanine, có hại đối với cơ thể, không nên ăn nhiều.
  3. Lượng calo chứa trong cà tím cực thấp, người già và người béo mập có thể ăn thường xuyên. Cà tím có tính hàn, đối với những người dễ bị nổi mẩn ngứa, mụn nhọt có thể ăn nhiều, nhưng đối với những người tỳ vị hư, hen suyễn không nên ăn.
  4. Cà tím sau mùa thu có lượng độc tố nhất định, vị có phần hơi đắng, tốt nhất nên ăn ít, đặc biệt những người tiểu đường càng nên hạn chế, những người chuẩn bị làm phẫu thuật cũng cố gắng không nên ăn cà tím.

Theo Secretchina

Kiên Định biên dịch 

Xem thêm:


Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.


 

Exit mobile version