Marie Holm Laursen (21 tuổi, Đan Mạch) mắc bệnh xương thủy tinh di truyền. Từ khi mới sinh ra, cô gái bé nhỏ đã phải gồng mình sống chung với những cơn đau do gãy xương. Chỉ cần những hành động như nấc cục, ho, hắt hơi, hay một cái ôm cũng có thể phá vỡ các khớp xương trong cơ thể Marie.
 

Marie được chẩn đoán bị xương thủy tinh khi cô mới được 1 tuần tuổi. Đến nay, Marie đã bị gãy hơn 500 khớp xương. Nguyên nhân của bệnh xương thủy tinh là do một đột biến di truyền làm hao mòn collagen – thành phần chính giúp liên kết các mô trên cơ thể. Bệnh xương thủy tinh không có cách chữa trị nào khác ngoài việc sống chung và tránh những tác động mạnh.

“Năm 2013, khi tôi bị ngã khỏi xe lăn. Tôi đã bị vỡ rất nhiều xương và chảy máu não. Các bác sĩ không biết tôi có qua khỏi được hay không vì tình trạng của tôi rất nghiêm trọng. Đó có lẽ là trải nghiệm đáng nhớ nhất của cuộc đời tôi”, Marie cho biết.

Cô gái Đan Mạch mắc xương thủy tinh và câu chuyện nghị lực sống "tàn mà không phế"
(Ảnh: Daily Mail)

5 năm sau tai nạn, cô đã trở thành diễn giả để chia sẻ câu chuyện cuộc đời, nghị lực sống cũng như truyền cảm hứng cho những người mắc bệnh hiểm nghèo, đang tuyệt vọng.

Cô gái Đan Mạch mắc xương thủy tinh và câu chuyện nghị lực sống "tàn mà không phế"
(Ảnh: Daily Mail)

Marie tâm sự: “Đôi khi, mọi người nhìn chằm chằm vào tôi và buông những lời bình phẩm không hay. Lý do mọi người nhìn chằm chằm chủ yếu do tò mò hoặc thiếu kiến thức. Đó chính là lý do để tôi thực hiện những buổi nói chuyện”.

Cô gái Đan Mạch mắc xương thủy tinh và câu chuyện nghị lực sống "tàn mà không phế"
(Ảnh: Daily Mail)
Cô gái Đan Mạch mắc xương thủy tinh và câu chuyện nghị lực sống "tàn mà không phế"
(Ảnh: Daily Mail)
Cô gái Đan Mạch mắc xương thủy tinh và câu chuyện nghị lực sống "tàn mà không phế"
(Ảnh: Daily Mail)
Cô gái Đan Mạch mắc xương thủy tinh và câu chuyện nghị lực sống "tàn mà không phế"
(Ảnh: Daily Mail)

Dần dần, cô đã cởi mở hơn và thường xuyên chia sẻ những bài viết thông qua tài khoản Instagram của mình. Từ những bức ảnh tươi cười cùng với bạn bè cho đến hình ảnh về sự khó khăn mà cô đang phải đối mặt.

Marie nói: “Trở thành diễn giả có lẽ là điều thành công nhất trong cuộc đời của tôi. Quả thực, tôi đã rất sợ hãi trong lần đầu tiên kể câu chuyện của mình trước đám đông. Nhưng bây giờ, tôi cảm thấy rất may mắn khi có được công việc này”.

Cô gái Đan Mạch mắc xương thủy tinh và câu chuyện nghị lực sống "tàn mà không phế"
(Ảnh: Daily Mail)
Cô gái Đan Mạch mắc xương thủy tinh và câu chuyện nghị lực sống "tàn mà không phế"
(Ảnh: Daily Mail)

Theo Marie, việc chia sẻ các bài viết, buổi nói chuyện trước đám đông giống như một liệu pháp để cô tự động viên bản thân vượt lên chính mình.

Mong ước lớn nhất trong tương lai của Marie là có một gia đình hạnh phúc với người chồng và những đứa con của mình. Dù biết sẽ khó khăn đối với một người khuyết tật, Marie luôn lạc quan, nghĩ rằng điều quan trọng là phải có ước mơ và không bao giờ từ bỏ nó.

Marie chia sẻ: “Trong cuộc sống, không phải lúc nào bạn cũng có quyền lựa chọn, nhưng tôi tin rằng ai cũng có thể lựa chọn giữa những điều tiêu cực và tích cực. Và tôi luôn hướng đến những điều tích cực nhất”.

Cô gái Đan Mạch mắc xương thủy tinh và câu chuyện nghị lực sống "tàn mà không phế"
(Ảnh: Daily Mail)
Cô gái Đan Mạch mắc xương thủy tinh và câu chuyện nghị lực sống "tàn mà không phế"
(Ảnh: Daily Mail)

Lan Phương