Trung y ví bàn chân như “trái tim thứ hai” của cơ thể, gắn liền với sức khỏe của các cơ quan khác, do đó rất chú trọng chăm chút cho đôi chân. Vì quan niệm chân ấm thì thân khỏe nên nhiều người đi tất khi ngủ vào những ngày trời lạnh, nhưng trên thực tế nó không hoàn toàn như vậy.
Bàn chân cách xa trái tim nhất, nên máu phải trải qua một “cuộc hành trình” tương đối dài mới có thể đến được nơi cần đến. Vì vậy bàn chân cũng là nơi dễ bị nhiễm lạnh nhất trên cơ thể.
Quan niệm truyền thống cho rằng đi tất khi ngủ như là một thói quen tốt, giữ ấm bàn chân trong lúc ngủ sẽ giúp duy trì nhiệt độ cao cho cơ thể, có tác dụng tốt vào giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đeo tất một thời gian dài và không lưu ý đến đôi tất thì đó lại thực sự là một điều xấu!
Thông thường, cả ngày đeo tất đã đủ khiến cho phần chân mang cảm giác bí hơi và nóng bức, mồ hôi và mùi do cơ thể tiết ra không bị giữ lại khá nhiều. Chúng tập trung trong lòng bàn chân và giữa các ngón chân cùng với các tế bào chết… khiến đôi chân và tất có thể sinh mùi rất khó chịu. Tại đó sẽ hình thành thêm một mảnh đất màu mỡ cho nấm và các vi khuẩn, tác động tiêu cực đến chân. Hơn nữa việc đeo tất trong một thời gian dài sẽ khiến máu không được lưu thông tốt, đặc biệt nếu là tất chật bó thít chân lại.
Vì vậy, khuyến nghị mọi người khi ngủ nên lưu ý đắp chăn đủ ấm cả người lẫn chân và tháo bỏ tất, để chân có thể “thở” một cách thoải mái, thoáng mát. Trường hợp đã quá quen với đôi tất, thì nên dùng loại mỏng và thoải mái, đồng thời lưu ý thay tất và vệ sinh chân đều đặn. Bên cạnh đó, có thể ngâm chân trong nước ấm, phương pháp này cũng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện đôi chân mệt mỏi.
Trong những năm gần đây, càng có nhiều người chú ý giữ gìn đôi chân khỏe mạnh, xem đó như một hình thức dưỡng sinh. Mỗi ngày bạn chỉ cần ngâm chân từ 10-15 phút, nó sẽ giúp cho các chức năng cơ thể hoạt động tốt, khởi tác dụng điều chỉnh khí huyết, loại bỏ mệt mỏi, tăng cảm giác thèm ăn và nhiều các công dụng khác. Đối với những người mắc chứng mất ngủ kinh niên, thần kinh suy nhược, đau nhức các khớp, đau lưng, đau dạ dày và các bệnh khác đều có thể cải thiện bằng phương pháp đơn giản và hiệu quả “ngâm chân” này.
Nhiệt độ của nước ngâm chân không nên quá cao, nên giữ ở khoảng 40 độ C. Trên thị trường hiện nay có bán nhiều các loại bồn ngâm chân khác nhau, có thể cung cấp bong bóng, mát-xa hay các chức năng khác khiến cho hiệu quả ngâm chân được tốt hơn. Ngoài ra, trong quá trình ngâm, da chân còn có thể gia tăng tốc độ chuyển hoá trao đổi chất. Sau khi ngâm sẽ cảm thấy làn da trở nên mịn màng và hồng hào hơn!
Cổ nhân có câu: “Người giàu uống thuốc bổ, người nghèo thì ngâm chân”, vì vậy nhất định không được coi nhẹ tầm quan trọng của việc ngâm chân. Nó không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà con là một trợ thủ đắc lực trong việc điều trị nhiều loại bệnh.
My My
Xem thêm: