Tam thất vốn là vị thuốc quý được ví như nhân sâm, có tác dụng điều hoà đường huyết, huyết áp, mỡ máu… Tuy nhiên, sử dụng như thế nào để phát huy hết công dụng của nó? Dưới đây sẽ giới thiệu với bạn đọc đôi nét về cách dùng vị dược liệu quý này theo độ tuổi mỗi người.
Công dụng trị bệnh của tam thất
Điều tiết mỡ máu
Saponin Rb1 trong tam thất vốn có tác dụng giảm mỡ máu. Trong khi chuyển hóa mỡ máu, có thể giảm hàm lượng tổng chất béo, đặc biệt làm hàm lượng triglyceride giảm thấp rõ rệt.
Điều tiết đường huyết
Saponin Rg1 trong tam thất kết hợp cùng insulin có tác dụng làm giảm đường huyết cao. Saponin Re trong Tam thất cũng có thể giảm thấp nồng độ glucose trong máu. Qua thực nghiệm chứng minh, có thể dùng để điều trị bệnh tiểu đường không do di truyền (đái tháo đường type 2)
Điều tiết huyết áp
Saponin trong tam thất vốn có tác dụng giảm huyết áp rất tốt, đặc biệt tác dụng giảm áp tâm trương rõ ràng, đối với mạch máu tại các bộ phận khác nhau có tác dụng giãn mạch có chọn lọc. Saponin Rd của Tam thất có thể khóa kênh Ca++ trong tế bào, giữ Ca++ lại trong tế bào, làm cho mạch máu giãn nở, từ đó có thể làm giảm tỷ lệ phát sinh cao huyết áp.
Tam thất công hiệu hoạt huyết hóa ứ mạnh, là khắc tinh của bệnh tim mạch, mạch máu não. Nó có thể thanh trừ chất lắng đọng tích tụ trong máu, giảm thấp độ nhớt của máu. Trường kỳ sử dụng có thể làm tăng độ đàn hồi, giãn huyết quản, hỗ trợ huyết dịch khỏe mạnh, có hiệu quả phòng trị bệnh tim mạch. Tam thất tốt sau khi dùng 1 tháng, thì có thể cảm nhận thấy biến hóa; dùng 90 ngày, có thể kiểm soát được bệnh tăng huyết áp khá tốt, sử dụng bột tam thất, lấy lại vốn sức khỏe của bạn.
Tam thất dùng sống dùng chín có gì khác nhau?
Dùng sống hoá ứ
Ăn sống Tam thất có tác dụng hỗ trợ hoạt huyết hóa ứ. Dùng cho các bệnh tim mạch, mạch máu não, bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ do cồn, viêm dạ dày, ung bướu… các chứng ứ. Còn có thể trừ ban nám dưỡng nhan, nâng cao khả năng miễn dịch.
Vào mỗi buổi sáng dùng nước ấm ngâm uống, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3g (khoảng 1 thìa). Tốt nhất dùng trước khi ăn cơm, nếu mà dạ dày không tốt, hãy dùng sau khi ăn cơm để tránh bị kích thích.
Dùng chín bổ huyết
Tam thất dùng chín có thể bổ huyết. Vậy chế biến Tam thất sống thành Tam thất chín như thế nào?
- Phương pháp 1: Dùng nước sôi hãm bột tam thất, sáng tối 2 lần, mỗi lần 3g.
- Phương pháp 2: Dùng mỡ gà rán bột Tam thất (nếu mà không có mỡ gà, dùng dầu thực vật thay thế cũng được), rán đến khi Tam thất thành màu hoàng kim thì được.
- Phương pháp 3: Đem bột Tam thất cho vào canh hoặc thức ăn, 5 phút trước khi bắc thức ăn ra là được.
Sử dụng tam thất theo độ tuổi
Hiện tại, người dùng Tam thất rất nhiều, họ sau khi dùng cảm giác hiệu quả tương đối tốt, do đó hy vọng làm sao để người nhà đều có thể dùng. Nhưng như vậy thì sẽ sinh ra một câu hỏi, có phải tất cả các giai đoạn độ tuổi đều có thể dùng Tam thất không?
Hiệu quả theo các giai đoạn độ tuổi là khác nhau. Chúng ta ở đây đại khái phân độ tuổi thành mấy giai đoạn như sau: dưới 12 tuổi là thời kỳ nhi đồng, 12 – 20 tuổi là thời kỳ thiếu niên, 20 – 30 tuổi là thời kỳ thanh niên, 30 – 55 tuổi là thời kỳ thành niên, sau 55 tuổi là thời kỳ lão niên. Mỗi giai đoạn độ tuổi sử dụng bột Tam thất, khởi tác dụng cơ bản là khác nhau.
1. Thời kỳ nhi đồng
Trẻ em thời kỳ này thì kiến nghị không nên ăn bột Tam thất sống. Bởi vì lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa hình thành hoàn toàn, mà tam thất lại làm tăng cường sức đề kháng, sẽ phải bắt hệ thống hoạt động quá mức, tiêu hoá cũng không được tốt. Tuy nhiên, thi thoảng nếu hầm canh có thể cho trẻ uống một chút, bởi vì lúc này ăn lượng nhỏ Tam thất chín có tác dụng thúc đẩy phát triển chiều cao, tăng cường trí nhớ, kiện Tỳ Vị.
2. Thời kỳ thiếu niên
Có thể ăn chín, hỗ trợ phát triển chiều cao, nâng cao sức đề kháng. Nữ giới tầm 18 tuổi nếu mà thường xuyên mọc mụn có thể ăn sống một lượng thích hợp, nếu cần thiết có thể dùng làm mặt nạ đắp, như vậy hiệu quả càng tốt hơn.
3. Thời kỳ thanh niên
Giai đoạn này thường là sinh viên, người bắt đầu đi làm. Cũng vừa mới bước chân vào xã hội, có thể có áp lực trong công việc và cuộc sống, có lúc còn miễn tránh không được tiếp đãi mời mọc. Lúc này ăn chút bột Tam thất có thể bảo hộ tạng Can, dưỡng hộ Trường Vị, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
4. Thời kỳ trung niên
Từ sau 30 tuổi cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn lão suy, các cơ quan toàn thân chức năng bắt đầu xuống dốc. Mà cũng là lúc người trung niên trên dưới 40 tuổi làm việc công tác cật lực nhất, áp lực gia đình cũng là lúc lớn nhất. Do đó, giai đoạn này dùng bột Tam thất: Nam giới chủ yếu là phòng ngừa 3 cao (mỡ máu, đường huyết, huyết áp), thống phong (gout), sơ cứng huyết quản, nhồi máu não… các bệnh về tim mạch máu não; nữ giới chủ yếu là phòng tránh ban nám sắc tố, viêm phụ khoa, bổ huyết đề khí, phòng ngừa u xơ tử cung, điều tiết nội tiết…
5. Thời kỳ lão niên
Người già ở giai đoạn này chủ yếu dùng để điều chỉnh 3 cao, trị liệu thuyên tắc nghẽn mạch máu não,… các bệnh về tim mạch, mạch máu não; hoạt huyết hóa ứ, cải thiện độ nhớt máu và vi tuần hoàn, loại trừ phế thải trong máu, hồi phục độ đàn hồi của thành mạch. Nâng cao sức đề kháng, có tác dụng ích thọ sống lâu.
Tam thất thuộc nguyên liệu “dược thực đồng nguồn”, dùng trị bệnh hay nấu ăn đều được, thích hợp sử dụng lâu dài. Tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn con cái khỏe mạnh, tất cả con cái cũng đều hy vọng cha mẹ có thể trường thọ. Mà Tam thất công hiệu rất tốt, nếu mà dùng chính xác, là việc dưỡng hộ rất tốt đối với thân thể. Bột Tam thất đối với các giai đoạn độ tuổi khác nhau đều là có tác dụng nhất định. Hy vọng sau khi xem xong bài viết này, quý độc giả có thể chia sẻ cho người nhà sử dụng thì không cần lo lắng nữa.
Theo baijiahao.baidu
Liên Hoa