Được biết đến là loại củ dân giã, phổ biến ở các chợ Việt Nam nhưng ít ai biết được sắn dây lại được Đông y gọi là “lương dược” với nhiều tác dụng giải độc gan, giải rượu và nhiều công dụng khác.
Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Thường dùng trong các trường hợp tiêu khát (đái tháo đường), cơ thể nóng nực, ngực bụng nóng bức muốn phát cuồng, nôn mửa, lỵ ra máu, tiểu trường không thông lợi và ngộ độc rượu
Sắn dây thuộc về kinh lá lách và dạ dày, phù hợp để sử dụng trong các trường hợp cơ thể bị tăng dương, cơ bắp mệt mỏi, ngăn chặn triệu chứng đi ngoài phân lỏng và tiêu chảy.
Ngoài ra, để giải độc, loại bỏ tình trạng cảm thấy nôn nao, cải thiện các triệu chứng mãn kinh của phụ nữ, điều trị đau đầu, ứ đọng nhiệt, làm giảm nóng trong lá lách và nhiệt dạ dày, các triệu chứng khát nước, háo nước, khô họng có hiệu quả rất tốt.
Một cốc bột sắn dây pha nước uống có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Trong tài liệu y học Trung Quốc thời xưa, mặc dù được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến món ăn và bài thuốc theo nhiều cách khác nhau, nhưng sắn dây được làm thành bột và pha nước uống được xem là phổ biến nhất.
6 tác dụng tuyệt vời của sắn dây
1. Thanh nhiệt giải độc
Trong thời xưa, sắn dây được sử dụng phổ biến là nhờ những công dụng của nó mang lại. Đối với việc điều trị bệnh thương hàn, nóng nhiệt cơ thể, thanh nhiệt giải độc thì sắn dây được xem là một loại thuốc ưu tiên và rất phổ biến.
Để làm thanh nhiệt, giải độc, mát gan thì chỉ cần dùng bột sắn dây pha với nước uống. Sau khi uống nước bột sắn dây, tình trạng khô hanh, háo nhiệt trong cơ thể được giảm nhẹ nhanh chóng, có thể dùng bột sắn dây khô cũng có thể dùng dùng củ sắn tươi nấu thành canh, nấu củ sắn dây cùng với gạo thành cháo loãng thì hiệu quả sẽ càng cao hơn nữa.
2. Điều trị thương hàn, đau nhức người
Pha một chút bột sắn dây với nước uống có thể điều trị chứng thương hàn, gây đau nhức mỏi cơ thể. Nếu như nấu chín bột sắn dây uống với nồng độ đậm đặc hơn thì hiệu quả sẽ cao hơn.
3. Giải rượu, chống say, tỉnh nhanh hơn sau khi uống rượu
Cách dùng sắn dây thông dụng nhất đem lại nhiều hiệu quả nhất chính là pha nước uống. Chính vì vậy, trong trường hợp say rượu, chỉ cần uống nước bột sắn dây cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng say rượu, giảm dần cảm giác lâng lâng, nôn nao, buồn ói, giúp giã rượu và nhanh chóng tỉnh táo hơn sau khi uống.
Ngoài ra có thể nấu chín bột sắn dây với nước, hỗn hợp đặc sền sệt, ăn ấm nóng để mang lại hiệu quả cao hơn, giảm chứng say nhanh chóng hơn.
4. Giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh, đầy lùi lão hóa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng số hàm lượng chất flavonoid trong sắn dây có tác dụng tương tự như phytoestrogen. Chất này có tác dụng điều trị bổ trợ nhất định trong việc cải thiện các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
5. Giảm lượng đường trong máu, tốt cho người bị tiểu đường
Nếu bạn duy trì thói quen uống nước bột sắn dây, ở một mức độ nào đó có thể hỗ điều tiết và điều trị nhất định đối với chứng bệnh tiểu đường, người có hàm lượng đường trong máu cao, đau đầu do huyết áp cao và đau cổ mạnh do huyết áp cao.
Những người mắc bệnh này có thể sử dụng 10 – 15g bột sắn dây mỗi ngày. Nên pha uống trong 2 lần, liên tục dùng trong 2 tuần sẽ có hiệu quả.
6. Tốt cho bà bầu
Hàm lượng folate trong bột sắn dây rất cao (một cốc chứa 6 microgam), đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo DNA cũng như phân chia tế bào. Loại vitamin B này nên được bổ sung xuyên suốt thai kỳ để giúp chống lại tình trạng khuyết tật ống thần kinh. Vì thế, đây được xem là thực phẩm tốt cho bà bầu.
Tuy nhiên, cần lưu ý bột sắn dây chỉ nên uống khi nóng trong người. Trường hợp cơ thể bị lạnh, tụt huyết áp và mệt mỏi thì nên hạn chế vì tính hàn cực mạnh của sắn dây. Đặc biệt, nếu mẹ bầu có dấu hiệu động thai, cường độ co bóp của dạ còn cao thì tuyệt đối không nên dùng loại bột này.
Một số lưu ý khi dùng sắn dây
Mặc dù sắn dây được xem là “lương dược” tốt, nhưng nó cũng chống chỉ định với một số trường hợp khi dùng. Đối với những người bị cảm lạnh và nôn thì không nên dùng bột sắn dây. Ngoài ra, những người bị ra mồ hôi vào mùa hè và đặc biệt dễ bị đổ mồ hôi thì không nên sử dụng sắn dây.
Không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày, không uống nước sắn dây sống mà nên đun chín. Chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.
Không nên dùng sắn dây với hoa bưởi: Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn, tuy nhiên thói quen này nên bỏ bởi hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.
Minh Nguyên
Theo Health