Đại Kỷ Nguyên

Cuối thu da khô phải làm sao? Đông y chỉ bạn cách trị liệu từ gốc

Mùa thu tới, ngoài mang đến không khí man mát lành lạnh, còn mang đến cho mọi người cảm giác khô táo, đâu đâu cũng khô khô, hanh hanh, táo táo. Khô mắt, khô da, khô miệng, những cảm giác khô này là do thu táo dẫn tới, tại miền bắc Việt Nam lúc này cảm giác rõ ràng nhất.

Mùa thu đưa tới táo tà, là một trong sáu tà khí (gọi là lục dâm) mà Đông y thường hay nói tới. Hôm nay bài viết sẽ chia sẻ với bạn cách đối phó với vấn đề da khô ngứa …do khô táo mang tới.

Khi da khô, không chỉ bị nứt nẻ, bong tróc, gầu da đầu cũng nhiều lên. Da của toàn thân đều khô, không chỉ khô mà còn rất dễ ngứa. Người già và phụ nữ biểu hiện đặc biệt rõ ràng. Khi nghiêm trọng da chân tay đều có thể bị nứt nẻ, như đất khô hạn, nứt nẻ khắp nơi.

Nói tóm lại, những gì chúng ta phải đối phó là khô táo. Tây y không có phương pháp nào khả dĩ cả, nhiều nhất cũng chỉ là bôi chút vaseline, sữa dưỡng ẩm và glycerin… Đông y lại hoàn toàn khác, có thể từ căn bản gốc rễ giải quyết vấn đề.

Tổn hại mà khô táo gây cho cơ thể

Để giải quyết vấn đề khô táo, trước tiên chúng ta cần hiểu những tổn hại mà khô táo gây ra cho cơ thể.

1. Tổn phế thương da

Mùa thu thuộc hành Kim, tương ứng với tạng Phế của cơ thể con người. Phế chủ bì mao. Khô táo của mùa thu đầu tiên tổn thương là Phế, thứ hai là lông mao.

2. Tổn thương tân dịch

Táo làm tổn hại tới nhân thể chính là tổn hao nước chất lỏng và tân dịch. Làm cho các loại cơ quan của cơ thể chỉ trong chớp mắt là khô táo hết, mà loại khô này cho dù bạn uống nước các kiểu đều không thể giải quyết.

Ảnh: Pandarasa.

3. Tổn thương âm huyết

Trong cơ thể con người, có thể tư nhuận cơ thể chính là âm huyết. Âm chủ yếu là tân dịch chất lỏng, cũng chính là có thể tư nhuận nuôi dưỡng chất dịch tế bào của con người. Máu là nguyên chất dinh dưỡng cho toàn bộ các cơ quan toàn thân. Nguyên liệu này không chỉ bao gồm các chất năng lượng như đường và oxy, mà còn là nguồn dịch để tư nhuận nuôi dưỡng các tế bào.

Tóm tắt từ ba điểm trên, khô táo làm tổn thương đầu tiên là phế, thứ đến là da. Táo tà khô hanh có thể khiến âm dịch, huyết dịch của cơ thể đều bị khuyết tổn, trực tiếp làm cho con người khô táo cạn kiệt, như gió làm cho nho khô.

Đông y đối phó với khô táo

Có nhiều cách để Đông y đối phó với khô táo. Từ nguyên tắc được tóm tắt ở trên, điều đầu tiên cần làm cần bổ sung chất dịch lỏng hay âm dịch, thứ hai là bổ sung huyết dịch cho cơ thể con người.

Âm dịch – chất lỏng này không phải uống nước là có thể bù lại được, bởi vì nếu bạn uống bao nhiêu nước đều có thể biến thành nước tiểu trực tiếp bài xuất ra ngoài, hoàn toàn không thể biến thành âm dịch tư dưỡng thân thể trong Đông y.

Loại nước nào có thể biến thành âm dịch chất lỏng nuôi dưỡng cơ thể con người?

Đầu tiên, tỳ thận tốt nên uống nước ấm:

Chức năng tạng phủ của cơ thể, đặc biệt Tỳ Thận phải tốt, bởi vì nước uống vào đều là nước thô, chỉ có chức năng Tỳ Thận tốt mới có thể vận hóa hấp thu nước uống vào trở thành nước có ích trong cơ thể. Nói chung, nước ấm rất tốt cho sự hấp thụ. Nước lạnh cần phải tiêu hao 1 lượng năng lượng rất lớn để chuyển hóa nước.

Ảnh: Ktla.

Thứ hai, dùng trái cây để bổ sung nước

Nước lọc nước tinh khiết không có nhiều dinh dưỡng cho sự hấp thụ. Cần bổ sung nước từ trái cây để dễ hấp thụ hơn. Nước trong quả gần với nước của cơ thể người và cũng dễ hấp thụ nhất.

Thứ ba, lấy huyết bù nước

Khô táo lâu dài, đặc biệt đối với những người khí huyết không đầy đủ rất dễ bị khô táo, mà loại khô này uống nước và ăn trái cây không thể bù lại. Giống như một người đã già, cơ thể khí huyết khuyết hư, toàn bộ cơ thể đều khô khan, từ da dẻ cho tới tạng phủ, loại tình huống này là cần bổ máu, từ gốc ngọn nguồn mà bổ, mới có thể giải quyết vấn đề. Kiểu người này rất dễ biểu hiện là da dẻ nứt nẻ, gầu đặc biệt nhiều, da chân tay nứt nẻ, không chỉ khô mà còn ngứa. Đây cũng là “huyết hư phong táo” mà Đông y từng nói, nặng thì kèm theo ứ huyết, làm cho da dẻ xỉn tối màu, nứt nẻ giống vỏ cây.

Phương pháp điều hòa cụ thể trong mùa khô táo

1. Uống một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng, hãy nhớ rằng đó phải là nước ấm, bạn có thể thêm một chút muối, hơi mằn mặn chút là được.

2. Trái cây theo mùa là không thể thiếu, đại diện nhất là lê mùa thu. Lê có nhiều nước và âm dịch tương đối nhiều, chín vào mùa thu, lê có khả năng tự nhiên thiên bẩm là có thể đối phó với táo của mùa thu. Một số bệnh nhân đái tháo đường, Đông y gọi là “tiêu khát” có thể thuyên giảm bằng cách ăn lê. Tất nhiên, lê mùa thu là tốt, nhưng vì lê tính hàn lạnh, người tỳ vị tương đối yếu, không nên ăn nhiều, ăn nhiều là đi ngoài. Ngoài ra còn có: cam, bưởi, mía…

Ảnh: Pixabay.

3. Tư âm bổ huyết không thể thiếu

Phương pháp này không thể được sử dụng một cách bừa bãi, tốt nhất là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ Đông y. Bài viết lại đề xuất 2 phương pháp thực dưỡng trị liệu khả thi và phù hợp cho mọi người.

Phương pháp 1: Loại tư âm dưỡng dịch

Gia đình bình thường có thể ăn:

Bạn phát hiện ra không, các loại thuốc thực phẩm tư âm nhuận táo thường có màu trắng, màu trắng thuộc Kim, tương ứng với mùa thu, tương ứng với Phế của con người, tương ứng với da. Nếu Phế của bạn không tốt và da bạn không tốt, bạn đã biết cách chăm sóc chế độ ăn uống của mình rồi chứ!

Phương pháp 2: Chiêu bổ huyết

Đều nói rằng âm dịch dễ bổ, huyết khó sinh. Mặc dù phải mất một số nỗ lực, vẫn có giải pháp. Xin được giới thiệu 3 phương bổ huyết trứ danh:

Ba phương bổ huyết nổi tiếng này y gia thời cổ đại tổng kết lưu truyền lại hiệu quả bổ máu đều rất tốt, không chỉ làm khí huyết chuyển biến tốt, da dẻ trở nên hồng nhuận, một số bệnh da nứt nẻ mãn tính cứng đầu đều có thể được cải thiện.

Mùa thu tới rồi, mang tới cao trong của bầu trời, cũng mang tới thu táo. Bài viết đã tổng kết những phương pháp Đông y đối phó với thu táo, có thể giúp bạn và người nhà bạn giải quyết những vấn đề da khô, mắt khô, ho khan… do thu táo mang lại. Mỗi người chúng ta đều có bác sĩ của riêng mình, đó là bản thân chính bạn!

Theo sohu.com

Exit mobile version